Thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp phân quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 46 - 48)

34 Báo cáo số 137/BC-SVHTTDL của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau về tổng kết tình hình thi hành Luật Du lịch.

2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh du lịch

Từ thực tế các hoạt động kinh doanh du lịch, để đưa các hoạt động kinh doanh này theo khuôn khổ pháp luật, có sự điều tiết của Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch. Tỉnh Cà Mau đã xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được tổ chức từ cấp tỉnh đến cấp xã. Có thể nói, quản lý nhà nước về du lịch tại Cà Mau bắt đầu theo hướng chuyên nghiệp từ năm 2009 khi xúc tiến hợp nhất một số Sở thành Sở VHTTDL. Trong thời gian qua, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh du lịch, về thể chế và các văn bản mang tính chủ trương, hoạch định chính sách, tỉnh đã ban hành Nghị quyết phát triển du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quy chế quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn; Quy định tạm thời thu phí tham quan tại các khu du lịch, điểm du lịch,...

Công tác quản lý nhà nước phần lớn chủ yếu từ cơ quan cấp tỉnh, nội dung quản lý đã qua tập trung chủ yếu vào các quy hoạch khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở

lưu trú và gần đây bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, quan tâm đến các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Có động thái từng bước phân giao nhiệm vụ rõ ràng hơn cho cấp huyện và cấp xã để cùng vận hành hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về du lịch hoạt động hiệu quả hơn.

- Về quản lý nhà nước đối với kinh doanh lưu trú du lịch:

Trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch, chính quyền các cấp thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn, nhắc nhỡ và kiểm tra việc tuân thủ thực hiện các quy định pháp luật trong kinh doanh, cấp tỉnh công khai đầy đủ các TTHC theo thẩm quyền. Điểm hạn chế trong hoạt động này là chưa thực hiện việc phân cấp một số TTHC về kinh doanh du lịch cho chính quyền cấp huyện. Đối với các loại hình như nhà nghỉ, nhà khách phục vụ khách du lịch, các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch chưa có sự điều chỉnh nên dẫn đến tình trạng chưa đưa được vào sự quản lý của cơ quan chuyên ngành về du lịch, q trình hoạt động chủ yếu thơng qua sự kiểm tra, quản lý của ngành Công an về quản lý tạm trú, lưu trú. Luật Du lịch 2005 chưa xác định được loại hình nhà khách, nhà nghỉ là khách thể chịu sự quản lý nhà nước của ngành du lịch. Đây là vấn đề bất cập và thiếu công bằng trong kinh doanh giữa các loại hình hoạt động lưu trú du lịch.

- Về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, phát triển khu du lịch, điểm du lịch

Đối với hoạt động kinh doanh tại các khu du lịch, điểm du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương thường xuyên chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, chính quyền cấp huyện tăng cường cơng tác quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, an tồn, vệ sinh mơi trường, giá cả,… để kịp thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm tại các khu du lịch, điểm du lịch, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch triển khai các giải pháp, nhằm bảo vệ an toàn cho du khách, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch. Điểm hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với loại hình này hiện nay là chưa quy định được giá thuê đất, thuê rừng, từ đó hoạt động kinh doanh tại đây đến nay vẫn cịn tự phát.

Ngồi ra, một số điểm du lịch khác lại thuộc sự quản lý của cơ quan, đơn vị khơng phải ngành du lịch như Hịn Đá Bạc do Bộ Cơng an quản lý, Hịn Khoai do Biên phịng quản lý, di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Chùa phật tổ (sắc tứ quan âm cổ tự) tại phường 4 thành phố Cà Mau do tổ chức tơn giáo quản lý,… nên cịn

hạn chế trong khai thác phát triển du lịch tại những nơi này. Các điểm du lịch khác phần lớn hạn chế về giao thông và hạ tầng kỷ thuật tại đây nhưng tỉnh chưa có cơ chế kịp thời, khuyến khích đầu tư phù hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp mạnh dạn xúc tiến đầu tư.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các hoạt động kinh doanh du lịch:

Thời gian qua, các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện khá tốt theo quy định của pháp luật, chưa ghi nhận yêu cầu, khiếu nại từ du khách, điều này thể hiện hoạt động quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ngồi yếu tố tích cực, bên cạnh đó cịn tồn tại những hạn chế khi số lượt kiểm tra của nhiều cấp, nhiều ngành trùng lắp đang là vấn đề mà doanh nghiệp quan ngại.

- Về thực hiện TTHC cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch:

Trong thực hiện các TTHC đối với một số ngành, nghề kinh doanh du lịch, thẩm quyền thực hiện TTHC chưa có sự phân cấp, phân quyền cho cấp huyện. Trong khi đó, tỉnh hồn tồn có đầy đủ cơ sở pháp lý và nghiên cứu điều kiện phù hợp của địa phương để phân giao cho cấp huyện do đã được trung ương phân cấp. Thực tế hiện nay vẫn còn gây bất tiện cho doanh nghiệp và cũng là một hạn chế trong cơ chế phân giao nhiệm vụ mà chính quyền tỉnh Cà Mau cần sớm quan tâm nghiên cứu xử lý để hoạt động kinh doanh du lịch, cũng như các hoạt động kinh doanh khác được cải thiện, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Để tiếp tục làm rõ vấn đề, các nội dung tiếp theo trình bày nghiên cứu cụ thể hơn về thực trạng các quy định pháp luật khi thực hiện phân cấp, phân quyền và thực tiễn quản lý trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp phân quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)