Báo cáo số 198/BC-SVHTTDL ngày 24/6/2015 của Sở VHTTDL Cà Mau về việc thuê dất, thuê rừng, thuê môi trường rừng để phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp phân quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 61 - 65)

sát, Vườn quốc gia Núi Chúa áp dụng nhiều hình thức như: liên kết, cho th mơi trường rừng. Trong đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng một phần diện tích đất rừng Vườn quốc gia Núi Chúa để giao cho nhà đầu tư du lịch (Công văn số 1982/TTg ngày 01/11/2010 cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp).

Ngày 12/9/2013, Sở VHTTDL có báo cáo số 56/BC-SVHTTDL đề xuất việc giao đất, cho thuê đất, th rừng tại Khu cơng viên văn hố du lịch Mũi Cà Mau nhằm thu hút đầu tư vào du lịch. Trong đó, báo cáo việc các nhà đầu tư đều có nhu cầu thuê đất, thuê rừng ổn định lâu dài để đầu tư du lịch sinh thái, nhất là tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 857/VP-TB ngày 06/9/2014 của Văn phòng UBND tỉnh về ý kiến kết luận của lãnh đạo UBND tỉnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Cà Mau, Sở VHTTDL chủ trì tổ chức cuộc họp với đại diện lãnh đạo các Sở ngành, đơn vị liên quan về việc thuê đất, th rừng, mơi trường rừng. Qua đó đánh giá Khu Cơng viên Văn hố Du lịch Mũi Cà Mau có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch của tỉnh, là một điểm đến hấp dẫn của cả nước và quốc tế, định hướng là điểm nhấn của Khu du lịch quốc gia tại Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nhu cầu sử dụng đất Khu Cơng viên Văn hố Du lịch Mũi Cà Mau để phát triển du lịch đã được quy hoạch tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Cà Mau và Quyết định số 1062/QĐ-UBND ngày 24/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, các ngành có ý kiến là khơng bàn lại việc tách một phần diện tích đất rừng Khu Cơng viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau ra khỏi Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, do việc này thực hiện thủ tục khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, Sở VHTTDL đã báo cáo đề xuất UBND tỉnh:

- Thứ nhất, do nhu cầu bức xúc trước mắt, kiến nghị UBND xác định giá

cho thuê môi trường rừng làm cơ sở kêu gọi đầu tư. Khu Cơng viên văn hóa du lịch Cà Mau đã được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời theo tinh thần Thông báo số

1146/TB-VP ngày 21/11/2014 về ý kiến kết luận của lãnh đạo UBND tỉnh nên khơng nhất thiết phải chờ có Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được duyệt mới xác định giá cho thuê môi trường rừng.

- Thứ hai, để phục vụ lâu dài, kiến nghị UBND tỉnh đề nghị trung ương

chuyển đổi diện tích đất rừng Khu cơng viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau và 300ha phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ sang Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan tạo điều kiện cho thuê đất, thuê rừng để thu hút đầu tư.

Quá trình thực hiện vẫn chưa đạt được kết quả, Sở VHTTDL tiếp tục có báo cáo số 198/BC-SVHTTDL ngày 24/6/2015 và đề xuất UBND tỉnh:

Thứ nhất, tách phần diện tích đất rừng tại Khu Cơng viên Văn hóa Du lịch

Mũi Cà Mau theo quy hoạch được duyệt thuộc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau chuyển thành Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan. Ưu điểm: nhà đầu tư được cho thuê đất, thuê rừng; có điều kiện đất đai để thu hút đầu tư; khơng giảm diện tích đất rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh và hạn chế là: quyết định chuyển đổi không thuộc thẩm quyền địa phương; giảm diện tích Vườn quốc gia Mũi Cà Mau 0,38% (159,7ha/41.862ha); phải điều chỉnh Quy hoạch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

Thứ hai, trong phạm vi diện tích Khu Cơng viên Văn hố Du lịch Mũi Cà

Mau, mỗi nhà đầu tư được cho thuê đất dưới 20ha bằng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đầu tư các cơng trình hạ tầng, dịch vụ; phần diện tích cịn lại của các khu chức năng theo quy hoạch thực hiện việc cho thuê môi trường rừng. Ưu điểm: quyết định chuyển đổi thuộc thẩm quyền địa phương trên cơ sở văn bản thống nhất chủ trương của cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ); có điều kiện đất đai để thu hút đầu tư và hạn chế là: giảm một phần diện tích Vườn quốc gia Mũi Cà Mau; phải điều chỉnh Quy hoạch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và rừng đặc dụng.

Thứ ba, xác định giá và cho thuê môi trường rừng. Ưu điểm: thuộc thẩm

quyền địa phương; khơng giảm diện tích Vườn quốc gia, rừng đặc dụng; không điều chỉnh quy hoạch Vườn quốc gia, rừng đặc dụng và hạn chế là: thiếu điều kiện đất đai để thu hút đầu tư.

Với 3 phương án nêu trên, nhằm đảm bảo điều kiện về đất đai để thu hút đầu tư, Sở VHTTDL kiến nghị về lâu dài chọn phương án 1, trước mắt chọn phương án 2. Tuy nhiên, quá trình thực hiện bước đầu chỉ triển khai được phương án thứ 3 do chưa đạt được sự thống nhất cao từ các ngành liên quan.

Ngày 07/7/2016, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có buổi làm việc với Sở VHTTDL đề cập đến vấn đề chuyển Khu du lịch Đất Mũi về Vườn quốc gia Mũi Cà Mau quản lý theo quyết định số 142/2013/QĐ-TTg quy định có chức năng phát triển du lịch. Ngồi ra nêu Thơng báo số 595/TB-VP ngày 01/6/2016 của Văn phòng UBND tỉnh về ý kiến kết luận của lãnh đạo UBND tỉnh thẩm định Quy hoạch tổng thể và bảo tồn, phát triển bền vững Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có nội dung đề nghị Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau xây dựng lộ trình, giải pháp chuyển giao đơn vị quản lý hoạt động du lịch tại khu cơng viên Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau thuộc Sở VHTTDL về Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau hoặc thành lập tổ chức mới để quản lý hoạt động du lịch đúng quy định của pháp luật. Tháng 8/2016, Sở VHTTDL có văn bản khẳng định việc chuyển giao này là không phù hợp với những lý do:

- Thứ nhất, căn cứ quy định của Luật Du lịch hiện hành, khu du lịch phải

thành lập Ban quản lý khu du lịch.

- Thứ hai, Mũi Cà Mau là biểu tượng văn hóa của quốc gia, các cơng trình

trong khu vực Cơng viên Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau hiện nay và chuẩn bị đầu tư theo quy hoạch đã phê duyệt sẽ là điểm nhấn trong tổng quan du lịch của quốc gia, của tỉnh, là điểm đến không thể thiếu của du khách trong và ngồi nước. Mũi Cà Mau cịn là biểu tượng của chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, nếu chỉ xem Mũi Cà Mau là tài nguyên rừng thì chưa khai thác hết giá trị văn hóa tại đây.

-Thứ ba, Ban quản lý Khu du lịch Đất Mũi mới thành lập cũng nhằm phục vụ

yêu cầu quản lý, khai thác và đầu tư phát triển khu du lịch của địa phương, theo quy hoạch đã được phê duyệt trong thời gian trước mắt và từng bước ổn định, làm tiền đề cho việc thành lập Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Năm Căn.

Từ các nội dung nêu trên, Sở VHTTDL tiếp tục bảo lưu ý kiến đồng thời căn cứ Nghị quyết số 92/NQ-CP tiếp tục đề nghị chuyển đổi diện tích Khu Cơng viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau (159,7 ha) thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau sang loại rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển du lịch. Kết quả, UBND tỉnh có văn bản giao Sở VHTTDL tiếp tục quản lý bộ máy đơn vị trực thuộc là Ban quản lý Khu du lịch Đất Mũi tổ chức các hoạt động quản lý và phát triển du lịch tại đây.

Từ thực tế điển hình tại Khu du lịch Đất Mũi cho thấy, một trong những tồn tại trên tựu trung gồm những nguyên nhân cơ bản là xác định cơ chế phân cấp, phân

quyền trong quản lý, phát triển các khu du lịch, điểm du lịch còn trùng lấp, chồng chéo giữa cơ quan quản lý, phát triển với cơ quan quản lý nhà nước và yếu tố lợi ích như phần cơ sở lý luận trình bày đã tạo khơng ít khó khăn trong quản lý, phát triển khu du lịch này. Chính vì chưa áp dụng thực hiện phân rạch rỏ ràng phương thức phân cấp, phân quyền, vì u cầu có sự phối hợp theo Luật Du lịch 2005 khi có hai bộ máy quản lý mà từ đó chưa có chủ thể chính nên chưa xúc tiến nhanh về cơ chế để doanh nghiệp đầu tư, làm cho khu du lịch, điểm du lịch Cà Mau chưa phát huy được lợi thế thiên nhiên ban tặng.

2.6. PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MỘT SỐLOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG CHƯA THUỘC SỰ QUẢN LÝ CỦA NGÀNH DU LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG CHƯA THUỘC SỰ QUẢN LÝ CỦA NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Hiện nay, tồn tỉnh Cà Mau có 518 nhà nghỉ, nhà khách khơng thuộc thẩm quyền quản lý của ngành du lịch,40 mặc dù các doanh nghiệp, hộ kinh doanh này trên thực tế có phục vụ khách du lịch lưu trú. Công tác quản lý nhà nước đối với loại hình nhà nghỉ, nhà khách chủ yếu từ ngành công an trong việc thực hiện quản lý đăng ký lưu trú của chủ cơ sở khi có khách hàng.

Thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh Cà Mau, loại hình này chiếm số lượng khá lớn, khách hàng đa phần là khách nước ngoài đến lưu trú dài ngày để kinh doanh kết hợp tham quan, du lịch đã lựa chọn sản phẩm không đắt tiền như nhà khách, nhà nghỉ và các đối tượng khác thực hiện các hoạt động kinh doanh với các cơ sở kinh doanh thủy sản ở Cà Mau (công ty hoặc các vựa tôm, cua đăng ký hộ kinh doanh bán lẻ). Ngồi ra cịn có lượng khách ngồi tỉnh đến từ các cơ quan nhà nước đi công tác, giảng viên đi giảng dạy qua liên kết đào tạo, kể cả du khách trong tỉnh đến địa bàn huyện hoặc do nhu cầu tiết kiệm của cá nhân nên họ lựa chọn để ở tại các nhà khách có chi phí thấp hơn khách sạn.

Trong khi đó, quy định pháp luật hiện hành chưa đưa nhóm loại hình này vào các quy định pháp luật về du lịch, từ đó hoạt động của loại hình này phục vụ du khách chưa có các tiêu chuẩn cần thiết đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của khách hàng. Do chưa có sự quy định của pháp luật một cách rỏ ràng nên một số lượng khá lớn nhà khách, nhà nghỉ mới đầu tư xây dựng trang bị có thể hơn cả tiêu chuẩn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp phân quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)