PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢNLÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
Theo cơ sở lý luận, khi phân cấp, phân quyền sẽ tạo ra cơ hội để địa phương có trách nhiệm hơn, cơng khai và minh bạch hơn khi người dân tham gia vào q trình ra quyết định có thể dễ dàng giám sát và đánh giá việc thực hiện của chính quyền; làm giảm bớt các TTHC quan liêu phức tạp và có thể làm tăng tính nhạy cảm của chính quyền cấp trực tiếp thực hiện trước những điều kiện và nhu cầu của địa phương; giúp chính quyền cấp đó vươn tới được nhiều hơn các lĩnh vực cần cung cấp dịch vụ của địa phương; giảm bớt căng thẳng về tài chính đối với chính quyền cấp trên khi chính quyền địa phương có thêm quyền nhiều hơn trong việc huy động các khoản ngân qũy bằng cách thu phí và lệ phí đối với những dịch vụ mà chính quyền địa phương cung cấp; tăng cường vai trò trách nhiệm đối với xã hội của các tổ chức ngoài bộ máy nhà nước hơn; giảm bớt khối lượng công việc sự vụ của cấp tỉnh để tập trung nhiều hơn vào chính sách; tránh sự mâu thuẫn trong ban hành chính sách và tự thực hiện chính sách, thiếu sự kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. Cấp tỉnh thực hiện thì cấp trên là trung ương sẽ ít có điều kiện kiểm tra, giám sát do địa bàn rộng lớn; phân cấp, phân quyền TTHC dễ thực hiện, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp còn nhằm gắn với mục tiêu đảm bảo quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Công tác quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, về quản lý loại hình hoạt động thuộc ngành du lịch và phát triển khu du lịch, điểm du lịch sẽ đạt được hiệu quả cao hơn khi thực hiện phân cấp, phân quyền rõ ràng, hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót đối tượng quản lý.
Hiện tại, chính quyền cấp huyện thuộc tỉnh Cà Mau chưa được cấp tỉnh giao thực hiện TTHC trong hoạt động kinh doanh du lịch. Theo đó, do tính chất loại hình tương đối đơn giản, số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhiều và phân bố rãi rác trên địa bàn, điều kiện tự nhiên sơng ngịi chằng chịt, chi phí thực hiện TTHC của doanh nghiệp ở địa bàn huyện khi phải liên hệ cấp tỉnh thực hiện còn cao do khoảng cách địa lý,... thực tế này khi thực hiện còn bộ lộ hạn chế nhất định. Mặc khác, cấp tỉnh lại là cấp ban hành chính sách và cấp huyện là cấp tổ chức thực hiện chính sách
theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện nay, trong quản lý nhà nước về thực hiện TTHC đối với hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Cà Mau nhận thấy còn những tồn tại cần được giải quyết.
Cũng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động này, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm là yêu cầu tất yếu trong quản lý điều hành. Tuy nhiên, khi phân cấp, phân quyền trong quản lý còn bộc lộ hạn chế nhất định khi hậu quả dẫn đến doanh nghiệp phải đón nhận nhiều đồn kiểm tra của cơ quan nhà nước ở các cấp, các ngành trong cùng những thời điểm khá gần nhau. Hệ quả này là do các quy định pháp luật phân công, phân nhiệm chưa hợp lý nên sự trùng lắp, chồng chéo trong quản lý nhà nước là điều tất yếu. Thực tế đã qua trên địa bàn tỉnh Cà Mau, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ln tiếp nhận nhiều đồn kiểm tra từ chính quyền trung ương đến cấp xã là một minh chứng.
Đối với đầu tư phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, thực tế tại Cà Mau trên cùng một phạm vi địa bàn có đến hai chủ thể cùng quản lý, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau vừa có chức năng quản lý, phát triển du lịch và Sở VHTTDL vừa có chức năng quản lý nhà nước, vừa có đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng quản lý, phát triển du lịch ngay trên phạm vi của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một tồn tại khi áp dụng quy định của Luật Du lịch 2005: “Khu du lịch có tài nguyên du lịch thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan khác của Nhà nước mà có Ban quản lý chun ngành thì Ban quản lý chun ngành có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý khu du lịch để tạo điều kiện cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch phục vụ khách tham quan, du lịch”. Với quy định này, trong quản lý khu du lịch tại Cà
Mau như đã trình bày với những yếu tố tác động, trong đó tồn tại yếu tố lợi ích là điều khơng thể tránh khỏi.
Trong kinh doanh lưu trú, hoạt động kinh doanh của các nhà khách, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã qua có phục vụ khách du lịch nhưng Luật Du lịch 2005 chưa điều chỉnh một cách đầy đủ, rỏ ràng cho loại hình này, dẫn đến thiếu vắng sự quản lý của cơ quan nhà nước chuyên ngành và từ đó chưa quy định điều kiện hoạt động cụ thể, chưa có chế tài áp dụng nên không tạo được yếu tố để cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh du lịch và đối với khách hàng, suy cho cùng vẫn là một trong những đối tượng phải chịu thiệt thịi. Vì vậy, từ những vấn đề còn tồn tại đã qua khi thực hiện pháp luật, để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh du lịch được thuận lợi, mang lại hiệu quả, cần phải đưa ra các giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc từ cơ chế của tỉnh Cà Mau,
cũng như về thể chế còn chưa phù hợp được quy định tại Luật Du lịch 2005 so với thực tiễn tại Cà Mau cần sớm được xem xét nghiên cứu.