PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
3.2.1. Về phân cấp, phân quyền thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về kinh doanh du lịch
nhà nước về kinh doanh du lịch
Theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thực hiện và quyết định 17 TTHC hiện nay là Sở VHTTDL Cà Mau. Đã qua với nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh được Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định là một cấp ban hành cơ chế, chính sách và vì thế với vai trị cơ quan chun mơn tham mưu quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch, Sở VHTTDL còn phải trực tiếp tổ chức thực hiện, trong khi vốn vĩ phần lớn nhiệm vụ này thuộc cấp tổ chức thực hiện chính sách là chính quyền cấp huyện (Phịng Văn hóa và Thơng tin). Và cũng với những tồn tại ở phần nhận xét từ thực tiễn nêu trên, nếu vẫn tiếp tục giao Sở VHTTDL thực hiện nhiệm vụ này sẽ còn những hạn chế nhất định như:
- Chưa phù hợp với quy định chung về phân cấp, phân quyền theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
- Trong tương lai gần chưa đảm bảo là cấp tốt nhất để tổ chức thực hiện nếu chúng ta nhanh chóng có lộ trình, kế hoạch thực hiện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp huyện.
- Tốn kém chi phí trong tổ chức thực hiện TTHC kể cả cơ quan nhà nước khi thực hiện và đối với doanh nghiệp khi yêu cầu,…
Để thực hiện tốt yêu cầu phân cấp, phân quyền TTHC cho chính quyền cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau vừa phù hợp với chủ trương phân cấp, phân quyền
thơng qua các Nghị quyết của Chính phủ và phân cấp, phân quyền cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thể hiện thông qua quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTTDL gần đây nhất về “tăng cường hơn nữa vai trò của Hiệp hội du lịch” tại Quyết định số 60/QĐ-BVHTTDL ngày 09/01/2017 của Bộ VHTTDL ban hành Chương trình hành động của Bộ VHTTDL thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 là một trong những văn bản từng bước được cụ thể hóa, đồng thời phù hợp với đặc điểm quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau.Vì vậy cần phải:
- Phân cấp cho chính quyền cấp huyện thực hiện TTHC:
Về cơ chế, tỉnh cần nghiên cứu việc phân cấp thực hiện một số TTHC như: xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch cho biệt thự du lịch, bãi cắm trại du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phịng cho khách du lịch thuê; xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hạng 1 sao cho khách sạn,… cho chính quyền cấp huyện thực hiện.
Nếu việc phân cấp này được thực hiện sẽ tạo thuận lợi cho phần lớn doanh nghiệp khi giao dịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giảm bớt chi phí khi thực hiện, kể cả đối với cơ quan nhà nước khi tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để chính quyền cấp tỉnh thực hiện chức năng hoạch định cơ chế, chính sách và kiểm tra việc thực hiện của chính quyền cấp huyện, đồng thời phù hợp theo quy định của Luật tổ chức Chính quyền địa phương và chủ trương phân cấp hiện nay cho chính quyền cấp huyện, cấp xã theo các Nghị quyết của Chính phủ trong thời gian gần đây.
Để đạt được mục tiêu này, cần xác định lộ trình cụ thể, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ ở cấp huyện, điều kiện cơ sở vật chất khi tiến hành thực hiện phân cấp, phù hợp chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Phân quyền cho tổ chức ngoài bộ máy nhà nước:
Về thể chế, Luật Du lịch 2005 cần sửa đổi theo hướng phân quyền cho tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực hiện một số loại việc về trình độ chun mơn như cấp giấy chứng nhận hướng dẫn viên, thuyết minh viên; điều chỉnh trong quản lý nhà nước về chế độ thông tin báo cáo cần giao cho chính quyền cấp huyện tiếp nhận thực hiện để tổng hợp báo cáo cấp trên.
Khi Luật Du lịch 2005 được sửa đổi theo hướng này, việc phân quyền cho tổ chức xã hội – nghề nghiệp sẽ thể hiện góp phần mở rộng dân chủ hơn, phân giao trách nhiệm quản lý xã hội không chỉ là bộ máy cơng quyền, phù hợp với tính chất loại việc của ngành, nghề. Trong phân cấp trách nhiệm thực hiện chế độ tiếp nhận, tổng hợp, thơng tin báo cáo của chính quyền cấp huyện sẽ tạo được sự gắn kết, tiếp cận đầy đủ thông tin của các cấp chính quyền trong quản lý, điều hành, nhất là đối với chính quyền cấp huyện, mặc khác cũng sẽ tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi giao dịch thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan nhà nước, thậm chí giảm tốn kém chi phí khi thực hiện ở khoảng cách địa lý từ huyện đến tỉnh như hiện nay cho doanh nghiệp.