PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp phân quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 83 - 87)

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ít vốn đầu tư nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh đó phát triển du lịch cũng mang một số hạn chế nhất định. Chính vì thế khơng thể để cho hoạt động du lịch tự thân phát triển mà cần thiết phải có sự tham gia của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ này đi vào khuôn khổ pháp luật, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển lành mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực. Để đạt được điều này, nhà nước phải thiết lập hệ thống tổ chức bộ máy quản lý và ban hành các thể chế và có cơ chế phù hợp để hướng các hoạt động kinh doanh này mang lại hiệu quả. Công tác quản lý không chỉ tập trung ở một cơ quan nhà nước mà cần phải thiết lập hệ thống cơ quan có thứ bậc, có nhiệm vụ điều chỉnh các ngành nghề liên quan, địa bàn phù hợp để quá trình vận động của xã hội đảm bảo an ninh, trật tự. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, yêu cầu đòi hỏi phải thực hiện phương thức phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giữ vai trò chủ đạo và du lịch là một trong những lĩnh vực mà nhà nước cần phải tham gia trong điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khuôn khổ pháp luật.

Với mục tiêu, yêu cầu và những vấn đề cần đặt ra ở phần mở đầu cho thấy, Luận văn đã giải quyết các vấn đề từ nhận diện về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, việc thực hiện phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch và trình bày một số quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về du lịch tại Cà Mau còn bộc lộ những hạn chế, cản trở đối với hoạt động kinh doanh du lịch, cũng như hoạt động quản lý Nhà nước về kinh doanh du lịch từ đó ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó kiến nghị những giải pháp áp dụng phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh du lịch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong thời gian tới.

Như đã trình bày nghiên cứu, phân tích, phân cấp giữa Chính phủ và các cấp chính quyền ở địa phương là một tất yếu khách quan thúc đẩy q trình dân chủ hố đời sống xã hội, dù ở một nhà nước theo chính thể nào, liên bang hay đơn nhất, thì đây là một xu thế tất yếu nhằm triệt tiêu một thời hiện hữu chế độ nhà nước tập quyền, phong kiến lỗi thời, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, quyền quyết định

những công việc của bản thân mình được pháp luật bảo đảm. Phân cấp, phân quyền nhằm bảo đảm quyền lợi của nhân dân, nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế về vật chất, tinh thần và trí tuệ, bảo đảm quyền trực tiếp tham gia trong phát triển kinh tế, xã hội, trong xây dựng cuộc sống, tạo khơng khí thi đua và hợp tác lành mạnh, cùng nhau tương trợ, thúc đẩy phát triển.

Phân cấp, phân quyền thông qua việc chuyển giao những nhiệm vụ thích hợp cho cấp dưới, nhằm phân định rõ ràng nhiệm vụ giữa các cấp, các cơ quan, làm cho mỗi cấp, mỗi cơ quan đều nhận thức rõ và chủ động, sáng tạo những nhiệm vụ cần thiết. Cấp trên không làm thay cấp dưới, ngược lại cấp dưới không trông chờ cấp trên, khơng để chồng lấn hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Bảo đảm cho bộ máy hành chính nhà nước được tinh gọn, hiệu quả, gần dân, phục vụ dân tốt hơn, có sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà nước với nhân dân, và do đó làm cho hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy các cấp chính quyền địa phương càng được nâng lên, góp phần nâng cao giá trị của nhà nước pháp quyền. Cần tiếp tục phân cấp, phân quyền rõ ràng hơn cho chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trên các lĩnh vực nhằm tổ chức thực hiện pháp luật, thực hiện chỉ đạo của cấp trên; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của cấp trên thuộc địa bàn và thực hiện các nhiệm vụ mang tính tự quản của địa phương.

Việc phân cấp, phân quyền nói chung cũng như việc thực hiện phân cấp, phân quyền trên lĩnh vực du lịch theo quy định hiện hành đã qua thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau là một bộc lộ minh chứng cần quan tâm nghiên cứu để từng bước tháo gỡ vướng mắc về thể chế, cũng như cơ chế quản lý để tạo thuận lợi chung trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp an tâm đầu tư kinh doanh, từ đó tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng để phục vụ khách hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển./.

1. Luật Du lịch 2005. 2. Luật Cư trú 2006.

3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.

4. Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 5. Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy

mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

6. Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

7. Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng.

8. Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

9. Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

10. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. 11. Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, phịng, chống bạo lực gia đình.

phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường

14. Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm

15. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ mơi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

16. Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

17. Quyết định số 142/2013/QĐ-TTg ngày 14/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi, tỉnh Cà Mau thành Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

18. Thông tư số 48/2005/TT-BNV ngày 29/4/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương.

19. Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch.

20. Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phịng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngồi tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch.

21. Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hố và Thơng tin thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

23. Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp phân quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)