PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
3.2.2. Về phân cấp, phân quyền thanh tra, kiểm tra, xử phạt trong hoạt động kinh doanh du lịch
kinh doanh du lịch
Theo quy định hiện hành tại Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, việc phân cấp được trao cho các cấp xử lý theo mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính, từ cấp xã đến người có thẩm quyền thuộc trung ương. Việc phân quyền còn được phân chia theo từng lĩnh vực, ngành nghề đối với từng cơ quan chuyên ngành ở tất cả các ngành, nghề kinh doanh du lịch.
Từ thực tiễn của tỉnh Cà Mau cho thấy đã tồn tại những hạn chế nhất định như: chưa có quy định chặt chẽ về cơ quan chủ trì trong quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan phối hợp khi thanh tra, kiểm tra đối tượng chịu sự quản lý đang hoạt dộng kinh đoanh trên lĩnh vực ngành nghề chính nào, từ đó dẫn đến sự trùng lắp, chồng chéo trong tổ chức thực hiện khi mỗi cơ quan chỉ xác định một phần trong phạm vi kinh doanh để chịu sự quản lý của từng chuyên ngành độc lập. Để công tác quản lý nhà nước khi thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp du lịch hợp lý hơn, ngoài thực hiện phân cấp theo chiều dọc giữa các cơ quan nhà nước các cấp, cần có sự phân quyền theo chiều ngang, trong đó cần quan tâm cơng tác phối hợp với nhau, giữa cơ quan giữ vai trị chủ trì và cơ quan giữ vai trị tham gia phối hợp trong quản lý đối tượng thuộc phạm vi chính của chun ngành.
Nhằm từng bước hồn thiện pháp luật, giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh được thuận lợi qua công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, xử phạt vi phạm hành chính được tập trung, tránh trùng lắp, chồng chéo, gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm hiệu quả kinh
doanh, không tạo điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tác giả nghiên cứu đề xuất giải pháp phân chia quyền lực trong phân cấp, phân quyền quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch của các cơ quan, người có thẩm quyền theo hướng tùy quy mơ hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh và tùy phạm vi hoạt động chính của đối tượng sẽ do từng cấp, người có thẩm quyền được tiến hành thực hiện. Từ đó sẽ tránh được trường hợp dẫm chân lên nhau trong cùng một doanh nghiệp khi tổ chức thanh tra, kiểm tra như đã qua khi tất cả các cấp, các ngành đều có thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn quản lý. Đồng thời để tổ chức thực hiện có hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, chỉ tổ chức kiểm tra 01 lần/năm/cơ sở, trường hợp đột xuất khi phát hiện rõ hành vi vi phạm mới tổ chức kiểm tra. Giải pháp đề xuất vấn đề này như sau:
-Phân cấp quản lý theo quy mô hoạt động của đối tượng kinh doanh:
Để tránh sự chồng chéo, trùng lắp trong kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính cần phân cấp thẩm quyền theo hướng tùy quy mơ hoạt động của mỗi loại hình doanh nghiệp hay hộ kinh doanh sẽ giao cho cấp chính quyền phù hợp quản lý kiểm tra, xử phạt hành vi vi phạm như: đối với khách sạn 5 sao, 4 sao do người có thẩm quyền cấp trung ương quản lý thực hiện; khách sạn 3 sao, 2 sao do người có thẩm quyền cấp tỉnh quản lý thực hiện; khách sạn 1 sao do người có thẩm quyền cấp huyện quản lý thực hiện và các loại hình lưu trú du lịch khác khi sửa đổi Luật Du lịch 2005 như nhà khách, nhà nghỉ do người có thẩm quyền cấp xã thực hiện,…
Việc phân chia tương ứng theo cấp có thẩm quyền thực hiện TTHC cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ là cấp có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, dễ thực hiện trong quản lý đầu vào, đầu ra, cũng như giữa cấp phép và hậu kiểm. Đồng thời kết hợp nguyên tắc áp dụng mức tiền phạt khi hành vi vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt mức quy định của người có thẩm quyền ở cấp nào thì người đó phải chuyển cho người có thẩm quyền cấp trên xử lý.
Việc phân cấp, phân quyền rõ ràng, cụ thể theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ tránh sự trùng lắp trong quản lý như đã qua trong một lĩnh vực hoạt động kinh doanh đều do bốn cấp hành chính nhà nước hiện nay đều có thẩm quyền thực hiện, gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và sự trùng lắp này dẫn đến tốn kém nhiều chi phí cho các cơ quan nhà nước khi tổ
chức thanh tra, kiểm tra nhưng hiệu quả mang lại không cao, không phù hợp với mục tiêu thực hiện chức năng kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong bộ máy nhà nước đối với hoạt động quản lý xã hội. Khắc phục tình trạng này sẽ góp phần mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giảm kinh phí cho ngân sách nhà nước cấp để thực hiện phục vụ các cuộc thanh tra, kiểm tra.
- Phân quyền cần giao rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp:
Đối với phân quyền cần giao cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về du lịch chủ trì trong quản lý thanh tra, kiểm tra, xử phạt doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các cơ quan liên quan giữ vai trò tham gia phối hợp trong quản lý các loại hình kinh doanh lĩnh vực du lịch sẽ tránh chồng chéo, trùng lấp, tạo tần suất kiểm tra, xử lý quá lớn gây ảnh hưởng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch như hiện nay, từ đó xác định được cơ quan quản lý và đối tượng chịu sự quản lý nhà nước chuyên ngành.
Thực hiện nội dung phân quyền này cũng sẽ mang lại được những yếu tố tích cực như phân cấp quản lý theo quy mô hoạt động của đối tượng kinh doanh, góp phần giữ vững sự ổn định chung của xã hội trong quản lý của nhà nước. Song bên cạnh đó, vẫn phải có cơ chế để quản lý trong cơng tác cán bộ nhằm tránh tình trạng khi được phân giao sẽ độc quyền, độc đoán khi quản lý đối tượng kinh doanh.