Những giải pháp về chính sách chi tiêu ngân sách đối với cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 102 - 104)

3. Hệ số chuyển dịch cơ cấu 2 ngành dịch

3.4.1.2 Những giải pháp về chính sách chi tiêu ngân sách đối với cơ cấu ngành kinh tế

tư nhân hoặc các thành phần kinh tế khác.

 Việc phân bổ vốn đầu tư của ngân sách cần kết hợp chặt chẽ giữa chính sách chi đầu tư mới và chính sách chi bảo dưỡng các cơng trình cơ sở hạ tầng.

Chi tiêu NSNN phải phù hợp với các ưu tiên chiến lược của nhà nước để đảm bảo tính kỷ luật tài chính tổng thể cũng như tính tương hợp giữa ngân sách theo kế hoạch và ngân sách thực tế nhằm tối đa hóa phân bổ nguồn lực tài chính.

Nâng cao chất lượng đầu tư công, hạn chế tới mức thấp nhất các sai sót về chủ trương đầu tư. Cần có sự rà sốt, phân tích, đánh giá đúng hiệu quả của các cơng trình, dự án đã và đang xây dựng từ nguồn NSNN để rút kinh nghiệm.

Cần phải hết sức chú trọng đến những kết quả đầu ra trong phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính thơng qua chi tiêu ngân sách với chi phí thấp nhất. Sự định lượng về tính hiệu quả có thể được thực hiện bằng cách so sánh chi phí về những hàng hóa và dịch vụ do nhà nước cung cấp với mức giá thị trường cạnh tranh, hoặc qua đánh giá, phân tích các chỉ số kinh tế - xã hội, hoặc qua mức độ thăm dò, điều tra, khảo sát thực tế.

Thứ tám, đa dạng các phương thức huy động nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển những dự án hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm nhằm giảm áp lực cho ngân sách thành phố.

Trong vấn đề đầu tư phát triển các cơng trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm cần xem xét đến hình thức hợp tác cơng tư (PPP – Public Private Partnerships) nhằm chia sẻ lợi ích (và cả rủi ro) với doanh nghiệp.

Tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu chính quyền địa phương ở TP.HCM. Đây là kênh huy động vốn cho ngân sách được nhận định là có hiệu quả và phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường, làm gia tăng nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại TP.HCM.

3.4.1.2 Những giải pháp về chính sách chi tiêu ngân sách đối với cơ cấu ngành kinh tế tế

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã xác định cơ cấu ngành kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Cụ thể đến năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58.16 – 60.07%,

khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 39.19 – 41.07% và khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0.74 – 0.78%. Đến năm 2025, tỷ trọng khu vực dịch vụ sẽ chiếm từ 58.29 – 61.10%, tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng sẽ chiếm từ 38.29 – 41.05% và khu vực nông nghiệp từ 0.61 – 0.66%.

Đối với khu vực nông nghiệp

TP.HCM đã xác định từ nay (2017) đến năm 2020, tầm nhìn 2025 sẽ chuyển dịch nơng nghiệp theo hướng hình thành nền nơng nghiệp đơ thị hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao gắn với đặc thù nông nghiệp của một đô thị đặc biệt và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn sản xuất với chế biến và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển các giống cây trồng, vật ni có chất lượng cao, hình thành các trung tâm về giống cây trồng và vật nuôi của khu vực.

Để thực hiện được điều đó, ngân sách của nhà nước cần tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn như hệ thống giao thông nông thông, thủy lợi, hệ thống kênh mương, các trung tâm công nghệ sinh học, trung tâm giao dịch, triển lãm nông sản, thực hiện các công tác nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, cơng tác phịng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật ni. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cần hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ nơng sản, hỗ trợ, bù lãi suất tín dụng theo các chương trình khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chương trình kích cầu đầu tư và tiêu dùng.

Đối với khu vực công nghiệp

Thành phố cần tập trung đầu tư đúng mức để gia tăng tỷ trọng bốn ngành cơng nghiệp trọng điểm, có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao là cơ khí, điện tử – cơng nghệ thơng tin, hóa chất, chế biến tinh lương thực – thực phẩm.

Thành phố nên có những chính sách ưu đãi về vốn, có chính sách hỗ trợ lãi vay phù hợp đối với các dự án đầu tư sản xuất theo hướng hiện đại trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các thành tựu khoa học cơng nghệ, mang tính chất đột phá, các ngành cơng nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, công nghiệp sạch và tiết kiệm năng lượng, các ngành công nghệ sinh học và công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ thuộc các ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố nhằm góp phần gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Đối với khu vực dịch vụ

Tiếp tục hồn thiện các chủ trương, chính sách đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo hướng tăng cường chi đầu tư phát triển các ngành dịch vụ mà thành phố có lợi thế như: tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm, thương mại, công nghệ thông tin truyền thông, vận tải, kho bãi, khoa học – công nghệ, bất động sản, du lịch. Tạo lập cơ chế khuyến khích các dự án đầu tư mang tính chất mở đường, tạo cơ hội cho các ngành khác phát triển.

Do nguồn lực ngân sách là có giới hạn nên cần có sự sắp xếp thứ tự ưu tiên về vốn cho từng ngành trong từng thời kỳ khác nhau. Ngành tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm cần ưu tiên vào đào tạo nguồn nhân lực. Ngành thương mại nên tập trung nguồn vốn vào đầu tư hạ tầng và công nghệ vận hành. Ngành công nghệ thông tin truyền thông cần ưu tiên vốn đầu tư cơ bản và nguồn nhân lực,... Trong những giai đoạn sau, thành phố cần có những chủ trương, chính sách ưu tiên về vốn, mặt bằng, thuế,... để khuyến khích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)