Nguồn lực ngân sách, cụ thể là các khoản chi thường xun được phân bổ thơng qua các chính sách kinh tế - xã hội sẽ là công cụ giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội trong q trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Giải quyết các vấn đề xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện cơng bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội. Nội dung này phản ánh tính xã hội của sự tăng trưởng.
Chi tiêu ngân sách góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội. Nếu như thuế là công cụ mang tính chất động viên nguồn thu cho nhà nước thì chi tiêu ngân sách mang tính chất chuyển giao thu nhập đó đến những người có thu nhập thấp thông qua các khoản chi an sinh xã hội, chi cho các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Nhiều khoản chi tiêu ngân sách là những khoản đầu tư phi vật chất, là không thể thiếu để đảm bảo cho tương lai và do đó có khả năng sinh lời. Tuy nhiên, hiệu quả sinh lợi trong tương lai của chi tiêu ngân sách không dễ xác định, hiệu quả này là kết quả của những yếu tố thuận lợi tác động đến các tác nhân kinh tế khác.
Ví dụ như về giáo dục, mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế được nghiên cứu thông qua khái niệm vốn nhân lực (hay vốn con người – human capital). Chi tiêu ngân sách cho giáo dục cũng là một hình thức đầu tư. Những cơng dân được giáo dục sẽ
đóng góp vào nền kinh tế nhiều hơn những người không được giáo dục vì giáo dục làm tăng vốn nhân lực của người lao động, tăng năng suất lao động, tạo ra năng lực hoạt động tốt cho các cá nhân, đến lượt mình, các cá nhân đó lại sử dụng các năng lực được trang bị qua đào tạo để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo ra sự gia tăng của cải cho xã hội.
Tương tự như vậy đối với lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Chi tiêu ngân sách cho y tế cũng là một hình thức đầu tư vào vốn nhân lực. Sức khỏe tốt hơn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua hai kênh quan trọng là tăng năng suất lao động và đầu tư. Những người khỏe hơn sẽ có năng suất lao động cao hơn vì họ có thể chất và tinh thần tốt hơn và họ có nhiều động cơ hơn để đầu tư vào công ăn việc làm. Xét về phương diện vĩ mô, khi một đất nước phải đối mặt với gánh nặng về bệnh tật thì buộc chính phủ phải sử dụng một phần nguồn lực ngân sách đáng kể để đối phó. Điều này làm giảm tiết kiệm và đầu tư của cả nền kinh tế.
1.5 KINH NGHIỆM VỀ VẤN ĐỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ