3. Hệ số chuyển dịch cơ cấu 2 ngành dịch
3.1.1 Bối cảnh quốc tế
Xu hướng tồn cầu hóa kinh tế ngày càng gia tăng mở ra sự phụ thuộc và liên hệ lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực, doanh nghiệp và cá nhân trên mọi mặt của đời sống kinh tế. Giữa các nền kinh tế có sự phụ thuộc lẫn nhau như các bộ phận hợp thành không thể chia cắt của hệ thống kinh tế thế giới. Với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế tồn cầu hóa kinh tế đã buộc cộng đồng quốc tế phải chú ý đến vấn đề phân phối chi phí và lợi ích giữa các quốc gia. Việc tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế mang lại những cơ hội để các quốc gia phát triển kinh tế, có được những lợi ích của mình. Trong nền kinh tế tồn cầu, quản lý vĩ mơ trở thành yếu tố có vai trị quyết định, trở thành động lực quan trọng trong hoạt động kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh những tác động tích cực thì tồn cầu hóa kinh tế cũng có những tác động tiêu cực như làm trầm trọng thêm bất công xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đời sống của con người thêm kém phần an toàn, thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của nhà nước. Chủ động tham gia toàn cầu hóa với các chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn là một xu thế tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này đặt ra không ít thách thức đối với chính phủ Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng trong vấn đề sử dụng các nguồn lực của mình, đặc biệt là nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.