Cơ cấu thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 66 - 71)

3. Hệ số chuyển dịch cơ cấu 2 ngành dịch

2.3.2.2 Cơ cấu thành phần kinh tế

Dự thảo các văn kiện trình đại hội XII của Đảng xác định: “Nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ

phát triển của lực lượng sản xuất, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,

trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng

của nền kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh

tranh theo pháp luật”. Mặc dù xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhưng chúng

ta vẫn coi sự phát triển của các thành phần kinh tế khác cũng như các hình thức tổ chức kinh tế đa dạng khác dựa trên những hình thức sở hữu hỗn hợp. [19, tr.9]

Quán triệt các đường lối và chủ trương của Đảng, TP.HCM đã thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động, cũng như phát huy được mọi nguồn lực trong nước lẫn nước ngoài phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Trên thực tế, ở TP.HCM hiện nay đã có nhiều loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng và phong phú về quy mơ, cơng nghệ, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Bảng 2.10 – Tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn TP.HCM theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: % 2001 2002 2003 2005 2006-2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 KTNN 42.3 41.6 40.2 35.0 26.6 24.8 18.0 18.2 17.5 16.7 16.5 KTNNN 37.1 37.3 36.9 43.2 50.6 51.4 58.5 59.0 58.8 58.9 58.4 KTVNN 20.6 21.1 22.9 21.8 22.8 23.8 23.5 22.8 23.7 24.4 25.1

Chú thích: KTNN – Kinh tế nhà nước, KTNNN – Kinh tế ngoài nhà nước, KTVNN – Kinh tế có vốn đầu

tư nước ngồi.

Nguồn: [1] Tổng cục thống kê Việt Nam (2005), [2] Cục thống kê TP.HCM (2016)

Giai đoạn 2001 – 2016, các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi theo chiều hướng tỷ trọng kinh tế nhà nước giảm dần, kinh tế ngồi nhà nước và kinh tế có vốn nước ngồi tăng nhanh. Nếu vào năm 2001 kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng 42.3% thì đến năm 2016 chỉ cịn 16.5%. Trong khi đó kinh tế ngồi nhà nước lại tăng từ 37.1% năm 2001 lên đến 58.4% vào năm 2016. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 20.6% năm 2001 lên 25.1% năm 2016.

Hình 2.7 – Đóng góp của các thành phần kinh tế vào tốc độ tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 2001 – 2016

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Hình 2.7 cho ta thấy trong những năm qua, thành phần kinh tế ngồi nhà nước đóng vai trị đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế của TP.HCM và có đóng góp quan trọng nhất vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố. Khu vực kinh tế ngồi nhà nước ln giữ mức đóng góp cao từ 2.9% năm 2001 lên 8.4% giai đoạn 2006 – 2010 và giữ mức trên 5% trong giai đoạn 2011 – 2015. Mức đóng góp vào tăng trưởng chung của thành phố của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đang có xu hướng tăng dần, mức đóng góp bình qn đạt 3% trong giai đoạn 2001 – 2015. Ngược lại, đối với khu vực kinh tế nhà nước, mức đóng góp vào tăng trưởng lại có xu hướng giảm dần, từ 3.2% năm 2001 chỉ cịn 0.8% năm 2015. Do đó, cơ cấu kinh tế TP.HCM đang dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế ngồi nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và giảm dần tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước.

Thành phần kinh tế nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là bộ phận nòng cốt của thành phần kinh tế nhà nước, nếu xét trên khía cạnh nguồn lực ngân sách cho các doanh nghiệp nhà nước thì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước được thúc đẩy bởi vốn và đất đai chứ không phải do thu hút lao động và tăng năng suất. Hầu hết các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách nhưng hiệu quả sử dụng lại chưa cao, chưa có

0.02.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 2001 2002 2003 2005 2006-2010 2011 2013 2014 2015 2016

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Đóng góp của khu vực nhà nước vào tăng trưởng kinh tế Đóng góp của khu vực ngồi nhà nước vào tăng trưởng kinh tế Đóng góp của khu vực nước ngồi vào tăng trưởng kinh tế

đóng góp tương xứng cho tăng trưởng kinh tế, chưa tương xứng với mức đầu tư và những ưu đãi mà nhà nước dành cho các doanh nghiệp này.

Phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước ở TP.HCM trong năm 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 cho thấy hiện nay có khoảng 50 doanh nghiệp bao gồm 17 tổng công ty và 33 doanh nghiệp độc lập. Năm 2013, tổng tài sản của các doanh nghiệp là 80,263 tỷ đồng, đến giữa năm 2015 là 88,366 tỷ đồng, bằng 110% so với năm 2013. Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản năm 2014 giảm so với 2013 nhưng các tỷ lệ này sang năm 2015 lại tăng lên. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2014 giảm 0.99% so với năm 2013. Trong năm 2015, tổng vốn đầu tư từ ngân sách thành phố vào các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân TP.HCM là 228,706 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào khối tổng cơng ty, công ty mẹ là 29,900 tỷ đồng, đầu tư vào các doanh nghiệp độc lập 198,806 tỷ đồng.

Bảng 2.11 – Tình hình tài chính của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân TP.HCM

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả (NPT) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tốc độ tăng NPT Tỷ lệ NPT trên vốn chủ sở hữu Tỷ lệ NPT trên tổng tài sản 2013 80,263,414 52,313,712 53.43% 34.82% 11.72% 2014 83,214,678 55,832,531 -2.03% 49.04% 32.91% 10.73% 2015* 88,365,983 57,977,755 10.98% 52.41% 34.39% 5.71%

(*) Số liệu 6 tháng đầu năm

Nguồn: Chi cục tài chính doanh nghiệp – Sở tài chính TP.HCM (2016) và tính tốn của tác giả (số liệu chi tiết ở phụ lục 2)

Thành phần kinh tế tư nhân

Thành phần kinh tế tư nhân trong những năm qua đã có sự phát triển vượt bậc, khơng ngừng gia tăng tỷ lệ đóng góp vào GRDP của thành phố, từ 30.3% năm 2006 lên 51.2% năm 2016, đây là khu vực có giá trị gia tăng cao, đang nắm giữ vai trò quyết định trong sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. TP.HCM đã tập trung đẩy mạnh sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân nhằm phát huy được tiềm năng và sự năng động của thành phần kinh tế này.

Bảng 2.12 – Tỷ trọng đóng góp của thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn TP.HCM Đơn vị tính: % Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ trọng 30.3 35.1 37.4 38.9 46.1 48.2 49.0 49.2 49.5 49.9 51.2 Nguồn: Cục thống kê TP.HCM (2016)

Các doanh nghiệp tư nhân của TP.HCM hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên dù có tăng trưởng nhanh, kinh tế tư nhân cịn gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường và mặt bằng. Một trong những khó khăn lớn hiện nay đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn sản xuất – kinh doanh, nhất là vốn trung và dài hạn để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy, Ban Kinh tế và Ngân sách của TP.HCM đã đề xuất nhiều chính sách về vốn cho kinh tế tư nhân thơng qua các gói hỗ trợ cụ thể. Bên cạnh đó, ưu tiên hàng đầu của TP.HCM chính là hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực khoa học, công nghệ.

Giai đoạn 2008 – 2009, khi kinh tế rơi vào trì trệ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, thành phố đã thực hiện nhóm biện pháp kích thích đầu tư của doanh như gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, kích cầu bù lãi suất nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp cận các nguồn vốn vay, đầu tư dự án mới, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, giải quyết việc làm cho người lao động. Theo đó, hạn mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất cho mỗi dự án tối đa là 100 tỷ đồng và được hỗ trợ không quá 7 năm. Đối với những dự án có mức vay trên 100 tỷ và thời hạn kéo dài trên 7 năm, việc hỗ trợ lãi vay sẽ được Ủy ban nhân dân thành phố xem xét từng trường hợp. Riêng những dự án chủ đầu tư khơng hồn trả vốn gốc đúng thời hạn, phần lãi phát sinh sẽ không được ngân sách hỗ trợ. Năm 2009, Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM đã tiếp nhận 34 hồ sơ dự án tham gia chương trình kích cầu với tổng vốn đầu tư đề nghị hỗ trợ lãi suất là 4,086 tỷ đồng. Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt 16 dự án với tổng mức vốn đầu tư là 2,892 tỷ đồng, vốn được ngân sách hỗ trợ lãi vay là 1,697 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chương trình kích cầu của TP.HCM vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, chủ yếu là do việc tiếp cận nguồn vốn này không dễ, một phần là do quy định, một phần là do doanh nghiệp còn chưa nắm rõ doanh nghiệp mình có được hỗ trợ hay khơng. Có ý kiến cho rằng việc thực hiện gói kích cầu như vậy là chúng ta tự tạo ra lạm phát để rồi phải

giải quyết, hơn nữa, đem ngân sách ra để trả tiền lãi suất cho ngân hàng là một việc làm vơ lý. Đánh giá chung ta thấy chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như vậy có thể mang lại một số ảnh hưởng tích cực trong ngắn hạn nhưng bộc lộ nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong trung và dài hạn như làm gia tăng quy mô chi tiêu ngân sách, lạm phát tăng sẽ làm tổn hại mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhóm nghèo và cận nghèo, trong dài hạn chính sách này sẽ làm tăng mức độ phân hóa giàu nghèo.

2.3.3 Về phương diện xã hội

Từ năm 2001 đến nay, với những chính sách sử dụng nguồn ngân sách của mình, TP.HCM đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện cơng bằng xã hội ở các khía cạnh như lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, qua đó cải thiện tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)