Chi tiêu ngân sách với vai trị là một cơng cụ điều tiết quan trọng của nhà nước nhằm cung cấp nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội thơng qua các chính sách cụ thể. Ở đây, tác động của chi NSNN thể hiện ở chỗ thơng qua việc thực thi chính sách chi tiêu ngân sách sẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân; tạo lập cơ cấu các thành phần kinh tế thích ứng với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong từng đơn vị sản xuất kinh doanh, trong từng ngành, từng vùng và trên phạm vi cả nước; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tạo lập các cân đối lớn trong nền kinh tế. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất.
Cụ thể hơn, trong nội dung này, chi tiêu ngân sách được thể hiện rõ nét thông qua các khoản chi cho đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, sân bay, bệnh viện, trường học,... Chất lượng của các cơng trình này sẽ giúp cho người ta hiểu được tại sao quốc gia này thành công trong phát triển kinh tế, quốc gia khác lại thất bại trong việc tạo ra nhiều nguồn vốn và đa dạng hóa sản xuất, phát triển mậu dịch, khống chế dân số, đẩy lùi nghèo đói hoặc làm trong sạch mơi trường.
Q trình vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường đều gắn chặt với q trình phân cơng lao động từ thấp đến cao, cũng chính trong q trình đó đã làm hưng thịnh hay suy tàn nhiều ngành kinh tế. Tuy vậy, ở bất cứ giai đoạn nào, để cho nền kinh tế phát triển cân đối thì giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế phải được duy trì theo một cơ cấu
thích hợp và do vậy, cần phải có cú huých đầu tư trọn gói ban đầu của chính phủ vào các ngành cơng nghiệp mới, cơng nghiệp mũi nhọn thuộc bề nổi nhưng không thu hút được vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân. Sự đầu tư của chính phủ vào những lĩnh vực ưu tiên này sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển hay cơng nghiệp hóa cho phần cịn lại của nền kinh tế. Phối hợp với chính sách đầu tư trọn gói là chính sách hỗ trợ trực tiếp của chính phủ cho các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau (trợ giá, đầu tư và hỗ trợ vốn, góp vốn liên doanh, cổ phần). Sự hỗ trợ của chính phủ thường tập trung vào các lĩnh vực quan trọng với mục đích là ổn định thị trường và bù đắp thua thiệt cho các doanh nghiệp phải hoạt động theo chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Đó là chưa kể chính sách hỗ trợ vơ cùng quan trọng và thiết thực của chính phủ về nguồn nhân lực thơng qua các chính sách phát triển hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học,...