Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 83 - 87)

3. Hệ số chuyển dịch cơ cấu 2 ngành dịch

2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Về phương diện kinh tế

Một là nhận thức về chức năng của nhà nước

Trong tác phẩm “Kinh tế học”, P.A.Samuelson cho rằng nhà nước có ba chức năng là hiệu quả, công bằng và ổn định. Hành động của nhà nước về hiệu quả là cố gắng sửa chữa những thất bại của thị trường, các chương trình của nhà nước nhằm thúc đẩy cơng bằng dùng các biện pháp phân phối lại thu nhập để phản ánh sự quan tâm của xã hội đối với người nghèo, chính sách ổn định hóa nhằm làm bằng phẳng chu kỳ kinh doanh vốn đầy rẫy những thăng trầm, làm giảm thất nghiệp, lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [35, tr.58]. 0.3320 0.3475 0.3495 0.3584 0.3541 0.3481 0.3602 0.3300 0.3350 0.3400 0.3450 0.3500 0.3550 0.3600 0.3650 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016

Từ lý thuyết đến thực tiễn cho thấy trong một nền kinh tế thị trường hiện đại, nhà nước làm chức năng quản trị quốc gia chứ không phải làm kinh doanh trực tiếp. Việc tái cấu trúc đầu tư từ NSNN phải được đặt trên nền tảng thay đổi định hướng mục tiêu chức năng của nhà nước. Thay đổi chi đầu tư phát triển của NSNN theo hướng tập trung ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển thể chế và phát triển năng lực hơn là đầu tư vào những lĩnh vực không cần thiết sẽ hướng cho nhà nước quay về đúng với chức năng của mình, có điều kiện tập trung hoạch định những vấn đề vĩ mơ, đầu tư vào những chương trình trọng điểm, hình thành cơ cấu đầu tư có lợi cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hai là các yếu tố kinh tế thị trường chưa thể hiện một cách đầy đủ trong một nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam.

Trong tiến trình đổi mới, việc tiếp cận cơ chế thị trường và những yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, cơ chế lại chủ yếu theo cách thức vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong vấn đề sử dụng ngân sách như là một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và điều tiết một số quan hệ kinh tế - xã hội trong khn khổ pháp luật.

Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi, các yếu tố của một nền kinh tế thị trường hiện đại chưa được thể hiện một cách đầy đủ ở nước ta và nền kinh tế đang phát triển theo xu hướng hội nhập sâu rộng nên việc chi tiêu ngân sách không thể tránh khỏi sự thiếu đồng bộ, khó chuyển hướng kịp thời để thích nghi với môi trường kinh tế ngày càng đổi mới.

Ba là chi đầu tư phát triển được lập dựa vào kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, trong

khi đó chi thường xun thì được lập theo kế hoạch hàng năm.

Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển là hai khoản chi có mục đích khác nhau, được lập trên các cơ sở khác nhau, nên ở một mức độ nào đó, các khoản chi này được xây dựng độc lập với nhau. Tuy nhiên, xét dưới góc độ cân đối NSNN, các khoản chi này gắn bó với nhau khơng thể tách rời. Việc tăng khoản chi này sẽ dẫn đến giảm các khoản chi kia, hoặc khiến thâm hụt ngân sách và nợ công tăng lên. Nhu cầu chi thường xuyên được lập theo kế hoạch hàng năm, trong khi đó, chi đầu tư phát triển lại được lập theo kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn. Chính điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp thiếu cân đối giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Bốn là thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chủ quản trong phân bổ nguồn lực.

Vấn đề này dẫn đến việc thiết lập thứ tự ưu tiên chung cho chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên gặp khó khăn. Mặc dù ưu tiên cho chi đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là một nguyên tắc đúng đắn nhưng do sự thiếu gắn kết và phối hợp cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên nên nhiều cơng trình được đầu tư tràn lan, khai thác sử dụng không hiệu quả do thiếu kinh phí thường xuyên để duy tu, bảo dưỡng.

Về phương diện xã hội

Nhà nước vẫn cịn “bao cấp” trong cung ứng các dịch vụ cơng

Hầu hết các dịch vụ công hiện nay đều do nhà nước cung cấp, điều này dẫn đến tình trạng độc quyền trong cung ứng các dịch vụ công, tất yếu làm thủ tiêu tính cạnh tranh trong nội bộ khu vực nhà nước cũng như giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Nhà nước quyết định mọi vấn đề liên quan đến dịch vụ công, không tuân theo cơ chế thị trường dẫn đến chất lượng dịch vụ cung ứng cho người dân không được đảm bảo.

NSNN không thể đáp ứng được gánh nặng chi tiêu cho các dịch vụ công. Không những vậy, nguồn nhân lực cũng như kỹ thuật của khu vực nhà nước cũng không đủ để đáp ứng hết các nhu cầu sử dụng dịch vụ công trong xã hội.

Cơ chế phân phối nguồn lực ngân sách không đồng đều, hợp lý

Quy mô chi tiêu ngân sách nếu quá ít hay quá nhiều thường ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm đối tượng nghèo, nhóm giàu thường được lợi, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Điều này liên quan đến cơ chế phân phối lợi ích trong dài hạn, trong đó nếu cơ chế chính sách phân phối cắt giảm lợi ích q nhiều của nhóm này và ưu đãi quá lớn cho nhóm khác sẽ tác động xấu đến sự phát triển của xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng trầm trọng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong nội dung ở chương 2, luận văn đã trình bày tổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế và chi tiêu NSNN ở TP.HCM giai đoạn 2001 – 2016. Khảo sát tổng quan cho thấy kinh tế TP.HCM chủ yếu là tăng trưởng theo chiều rộng, phụ thuộc nhiều các yếu tố đầu vào mà điển hình ở đây là vốn và giữa quy mô chi tiêu NSNN với tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng biến động cùng chiều trong giai đoạn khảo sát.

Chương 2 cũng đã phân tích thực trạng tác động của chi NSNN đối với tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM trên ba nội dung về mức độ, phương diện kinh tế và phương diện xã hội của sự tăng trưởng. Đồng thời nêu lên những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế này.

Qua việc phân tích thực trạng cũng như kết quả nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở để chương 3 đề ra những quan điểm, phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM đến năm 2025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)