3. Hệ số chuyển dịch cơ cấu 2 ngành dịch
3.4.1.3 Những giải pháp về chính sách chi tiêu ngân sách đối với cơ cấu thành phần kinh tế
3.4.1.3 Những giải pháp về chính sách chi tiêu ngân sách đối với cơ cấu thành phần kinh tế kinh tế
Ta biết rằng nếu một quốc gia về cơ bản tôn trọng sở hữu tư nhân và cho phép khu vực kinh tế tư nhân hoạt động cũng có nghĩa là đã đáp ứng được các điều kiện tiên quyết của tăng trưởng bền vững. Vì vậy, việc nhà nước rút vốn ra khỏi những lĩnh vực không cần thiết và chuyển giao lại cho khu vực kinh tế tư nhân sẽ giúp nhà nước có điều kiện tập trung hoạch định những vấn đề vĩ mô, đầu tư vào các cơ sở hạ tầng trọng điểm, hình thành cơ cấu đầu tư có lợi cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Vì vậy, đối với TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung, cần nên khuyến khích phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân để điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách nhà nước. Vấn đề này đòi hỏi:
Thứ nhất, cần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo niềm tin, tâm lý an tồn
Để khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, điều kiện cần là phải có mơi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi bao gồm các vấn đề cơ chế, thể chế, chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính, mức độ cạnh tranh,... sao cho các doanh nghiệp dễ dàng có thể tính tốn và thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh sinh lợi mà không bị các rào cản khơng đáng có. Tình trạng nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh tế làm giảm hiệu quả của nền kinh tế, góp phần trầm trọng thêm tình trạng đình trệ trong cải thiện năng suất, ảnh hưởng đến môi trường hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế khác.
Để cải thiện môi trường kinh doanh hiện nay và tạo niềm tin, tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tư nhân, tác giả đưa ra các khuyến nghị sau:
Để tạo môi trường thể chế thuận lợi cho các doanh nghiệp, cần tiếp tục ban hành, bổ sung và sửa đổi các văn bản pháp quy, chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến loại hình doanh nghiệp theo hướng đảm bảo chắc chắn và ổn định. Phải thống nhất với mục tiêu tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp; đối xử cơng bằng với các doanh nghiệp không phân biệt sở hữu.
Đảm bảo tính hiệu lực để tạo ra mơi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các doanh nghiệp phát triển. Đảm bảo tính đồng bộ và đúng đắn, tạo hành lang pháp lý cho phép các doanh nghiệp chủ động, sáng tạo và năng động trong kinh doanh. Đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ, tập quán quốc tế. Phải được bổ sung và hoàn thiện với sự biến động thường xuyên của môi trường kinh doanh.
Cần đảm bảo tính nghiêm minh và cơng bằng trong giải quyết những sai phạm về kinh tế giữa các loại hình doanh nghiệp, cũng như giữa doanh nghiệp với các tổ chức xã hội và người tiêu dùng.
Thứ hai, cần tái cơ cấu, đổi mới phương thức kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhằm thu hút nguồn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân.
Ngân hàng là kênh chủ chốt huy động vốn gián tiếp từ khu vực kinh tế tư nhân hiện nay. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo hướng tăng quy mơ, nâng cao trình độ quản trị, mở rộng các loại hình dịch vụ, các hình thức thu hút nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong
xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao khả năng huy động nguồn lực tài chính từ xã hội nói chung và từ khu vực kinh tế tư nhân nói riêng.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một hình thức rút vốn đầu tư của mình và thu hút nguồn lực tài chính tư nhân vào các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã chậm lại do nhiều nguyên nhân như các doanh nghiệp dễ cổ phần hóa đã thực hiện trước, giờ chỉ cịn lại các doanh nghiệp lớn, khó cổ phần hóa hơn, nhiều tập đồn, doanh nghiệp khơng muốn hoặc trì hỗn q trình cổ phần hóa do lợi ích cục bộ của doanh nghiệp, chủ trương xây dựng các tập đoàn kinh tế nhà nước hùng mạnh dường như lấn át ý chí cổ phần hóa doanh nghiệp.
Để đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cần nên:
Kiên định chủ trương đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa và giảm tỷ lệ nắm giữ ở các doanh nghiệp đã cổ phần hóa.
Phải có kế hoạch cụ thể, giao chỉ tiêu rõ ràng mang tính cưỡng chế. Doanh nghiệp bắt buộc phải cổ phần hóa dù muốn hay khơng. Điều này tránh cho doanh nghiệp tư tưởng ỷ lại, chờ đợi hy vọng khơng phải cổ phần hóa.
Gắn việc cổ phần hóa với trách nhiệm người đứng đầu. Nếu người đứng đầu doanh nghiệp, tập đồn khơng hồn thành tiến độ cổ phần hóa vì lý do chủ quan thì phải chịu kỷ luật.
Đối với những doanh nghiệp chưa thể cổ phần hóa thì cần có những quy chế quản trị doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.