3. Hệ số chuyển dịch cơ cấu 2 ngành dịch
2.4.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 1 Những thành tựu đạt được
2.4.1.1 Những thành tựu đạt được
Qua phân tích tác động của chi NSNN đối với tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM giai đoạn 2001 – 2016, ta có thể tổng kết lại một số thành tựu đạt được trên các phương diện như sau:
Về mức độ tăng trưởng kinh tế
Chi tiêu ngân sách có tác động tích cực đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, qua phân tích, nếu trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi quy mơ tổng chi ngân sách tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình sẽ tăng 0.3 %. Khi phân tích chi tiêu ngân sách thành hai thành phần là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, ta thấy chi đầu tư phát triển có tác động dương đến tốc độ tăng trưởng kinh tế với độ tin cậy 95%. Cụ thể là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu quy mơ chi đầu tư phát triển tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình sẽ tăng 0.74%
Về phương diện kinh tế
Chi tiêu ngân sách với vai trị là một cơng cụ quan trọng của nhà nước nhằm cung cấp nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội thơng qua các chính sách cụ thể như chính sách kích cầu, đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ lãi suất, các chính sách hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp đã góp phần khơng nhỏ vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của TP.HCM theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Về phương diện xã hội
Nguồn lực ngân sách được phân bổ thơng qua các chính sách về lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo,... đã góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phúc lợi xã hội của người dân, cải thiện các vấn đề về giáo dục, y tế, văn hóa xã hội trên địa bàn thành phố.