Các kiểu tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 31 - 33)

Dựa theo tính chất của tái sản xuất, có các kiểu tăng trưởng: tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu.

Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng

Đặc trưng cơ bản của tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là tăng khối lượng sản xuất bằng cách đơn thuần là gia tăng các yếu tố đầu vào như vốn, lao động và tiêu hao vật chất mà khơng có tiến bộ khoa học – cơng nghệ. Lời giải sơ khai về mơ hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng được thể hiện trong tác phẩm Biểu kinh tế (1758) của Francois Quesney. Các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh (W.Petty, A.Smith, D.Ricardo) cho rằng cần gia tăng về số lượng các nguồn lực cho sản xuất như tài nguyên thiên nhiên (chủ yếu là đất đai), tư bản và lao động, trong đó hai yếu tố là tư bản và lao động cần được chú trọng hơn.

Kế tục các tư tưởng cổ điển, các nghiên cứu kinh tế hiện đại cũng xem xét đến vấn đề tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng. R.Solow (1956) chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng tỷ lệ thuận với tiêu hao các yếu tố sản xuất: Y = f(K, L) → αY = f(αK,αL).

Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu

Đặc trưng của kiểu tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là tăng trưởng dựa trên cơ sở sự biến đổi về chất của các yếu tố sản xuất. Nhân tố chủ yếu của tăng trưởng là việc sử dụng những công nghệ mới, những nguyên liệu mới và nguồn năng lượng, trí tuệ mới cũng như cải tiến việc sử dụng những yếu tố của sản xuất. Định hướng chủ yếu của tăng

trưởng kinh tế theo chiều sâu là tăng chất lượng sản phẩm, tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm, tăng năng suất lao động và tiết kiệm nguyên liệu. Các nghiên cứu về vấn đề tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu đại diện là Harrod và Solow.

R.Harrod (1939) dựa trên cơ sở hai tiền đề, thứ nhất, tích lũy là phần tất yếu của thu nhập quốc dân, nó tăng lên với nhịp độ đúng bằng nhịp độ tăng trưởng của thu nhập; thứ hai, khối lượng vốn đầu tư thực hiện là hàm số của mức gia tăng thu nhập hay cầu giữa hai giai đoạn. Từ đó rút ra kết luận định mức tăng trưởng nhân với hệ số vốn phải bằng tỷ trọng của tích lũy trong thu nhập quốc dân. R.Solow (1957) đã xem xét lại quan điểm về tăng trưởng kinh tế của các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển và ông đã đưa thêm vào một yếu tố mới của tăng trưởng kinh tế – nâng cao hiệu quả của tất cả các yếu tố truyền thống trên cơ sở tiến bộ kỹ thuật – được gọi là năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP – Total Factor Productivity).

So với tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có tính chất đặc thù và nhiều ưu điểm: [i] Đây là mơ hình tăng trưởng kinh tế phức tạp hơn vì tiến bộ khoa học kỹ thuật dần đóng vai trị chính trong q trình tăng trưởng. Do đó, nó địi hỏi mức phát triển cao của lực lượng sản xuất. [ii] Có khả năng khắc phục vấn đề hạn chế nguồn lực và [iii] Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu gắn liền với tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân một cách sâu sắc theo hướng tiến bộ, nguồn nhân lực có trình độ cao và khả năng sáng tạo.

Tăng trưởng kinh tế kết hợp cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Mơ hình tăng trưởng kinh tế kết hợp cả chiều rộng lẫn chiều sâu không những chú trọng tới các yếu tố tăng trưởng về số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng và sự kết hợp giữa chúng trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ. Trong bộ Tư bản, K.Marx đã chỉ ra rằng, nền sản xuất xã hội bao gồm hai lĩnh vực là sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng. Marx nghiên cứu các luồng dịch chuyển hiện vật và giá trị giữa hai lĩnh vực này và tìm ra những điều kiện cân bằng trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng trên phạm vi toàn xã hội theo cơ chế thị trường. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế được khẳng định là do sản xuất vật chất, mức độ tăng trưởng được quyết định bởi quy mơ của tích lũy trước hết là trong khu vực sản xuất tư liệu sản xuất. Mặc dù Marx giả định cấu tạo hữu cơ của tư bản không đổi, song ông luôn khẳng định vai trị của khoa học – cơng nghệ đối với quá trình tái sản xuất mở rộng.

Thập niên 80 – 90 của thế kỷ XX, tiến bộ khoa học – công nghệ bắt đầu được xem như là một yếu tố nội sinh của tăng trưởng kinh tế. Lucas (1988), Mankiw, Romer và Weil (1992) đưa ra giả thuyết về tính chất nội sinh của những thành tựu khoa học – công nghệ trên cơ sở đầu tư vào tiến bộ khoa học – công nghệ và vốn con người (Human Capital). Theo giả thuyết này, không chỉ những người trực tiếp thực hiện mà cả xã hội sẽ được hưởng lợi từ hiệu suất ngày càng cao của những tiến bộ cơng nghệ mới.

Tóm lại, việc phân định tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng hay theo chiều sâu về cơ bản chỉ tồn tại trên phương diện lý thuyết. Trong thực tế, các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng và theo chiều sâu không tồn tại hồn tồn tách biệt mà ln kết hợp với nhau trong một chỉnh thể nhất định. Tăng trưởng kinh tế được xem là thuộc mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng hay theo chiều sâu phụ thuộc vào mức độ đóng góp của sự thay đổi về chất hay về lượng của các yếu tố sản xuất vào tổng mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)