Sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 28)

1.2. Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại

1.2.4. Sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối

1.2.4.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward)

Sơ lược về hợp đồng hối đoái kỳ hạn

Thị trường kỳ hạn là nơi cung cấp phương tiện phòng chống rủi ro hối đối mà theo đó các bên tham gia hợp đồng thu hay chi trả ngoại tệ theo tỷ giá đã thỏa thuận từ trước mà không phụ thuộc vào sự biến động tỷ giá trên thị trường. Thành phần tham gia trên thị trường kỳ hạn chủ yếu là các ngân hàng, các công ty hoạt động xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế. Trên thị trường hối đối quốc tế có hai loại hợp đồng hối đối có kỳ hạn là hợp đồng outright và hợp đồng swap.

Như vậy, hợp đồng hối đoái kỳ hạn là một thỏa thuận trao đổi một số lượng ngoại tệ nhất định với một tỷ giá xác định gọi là tỷ giá kỷ hạn vào một ngày nhất định trong tương lai.

Quản trị rủi ro bằng hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn

Giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.

Tỷ giá được áp dụng trong hợp đồng có kỳ hạn được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Tỷ giá có kỳ hạn được xác định bởi cơng thức sau:

Trong đó: F : tỷ giá có kỳ hạn

Trong đó: F : tỷ giá kỳ hạn S : tỷ giá giao ngay

RT : mức lãi suất/năm của đồng tiền định giá, tính theo % RC : mức lãi suất/năm của đồng tiền yết giá, tính theo % n: thời hạn hợp đồng, tính theo ngày

+ Ưu điểm: Tỷ giá trong hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn được cố định và biết trước tại thời điểm ký hợp đồng, nên ngân hàng tránh được rủi ro biến động tỷ giá. Ngân hàng có thể tính tốn được lãi lỗ của giao dịch ngay khi thực hiện ký kết hợp đồng.

+ Nhược điểm: Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn khơng thể hủy bỏ đơn phương mà khơng có sự thỏa thuận của cả hai bên tham gia. Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn có tính thanh khoản khơng cao do nghĩa vụ của hai bên không thể chuyển giao cho bên thứ ba. Khơng có gì đảm bảo cho rủi ro phá vỡ hợp đồng của cả hai bên, khi tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay vào thời điểm thanh tốn hợp đồng có sự chênh lệch lớn.

Ngân hàng thực hiện hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn khi ngân hàng có nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong tương lai và không muốn xảy ra rủi ro khi tỷ giá biến động. Ví dụ: Ngân hàng đang duy trì trạng thái ngoại tệ dương và ngân hàng chưa muốn bán ngay số lượng ngoại tệ này. Ngân hàng dự định sẽ bán số lượng ngoại tệ này 1 tháng tới và ngân hàng sợ rủi ro nếu tỷ giá 1 tháng tới giảm. Để giải quyết bài toán này, ngân hàng sẽ thỏa thuận hợp đồng giao dịch bán ngoại tệ có kỳ

( RT - RC ) . n

F = S + S (1.1) 360

hạn 1 tháng với số lượng và tỷ giá được xác định ngay hôm nay. Đến kỳ hạn 1 tháng, tỷ giá tăng hay giảm đều không ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn chỉ thích hợp để quản trị rủi ro KDNH, khơng thích hợp cho mục đích đầu cơ.

1.2.4.2. Hợp đồng hoán đổi (Swap)

Sơ lược về hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi tiền tệ được sử dụng để quản trị rủi ro KDNH do giao dịch hoán đổi tiền tệ chỉ tạo ra độ lệch về thời gian tạm thời của các luồng tiền, chứ không tạo ra các trạng thái ngoại hối rịng.

Giao dịch hốn đổi gồm hai thành phần: một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn hoặc hai giao dịch kỳ hạn, cùng số lượng, theo hướng ngược nhau và được thỏa thuận đồng thời tại cùng thời điểm.

Hốn đổi có hai loại: hốn đổi lãi suất (interest swaps) và hoán đổi tiền tệ (currency swaps).

Quản trị rủi ro bằng hợp đồng hoán đổi tiền tệ

Giao dịch hoán đổi tiền tệ là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một số lượng ngoại tệ, trong đó kỳ hạn thanh tốn của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Giao dịch hốn đổi tiền tệ là cơng cụ hữu hiệu để tạo ra trạng thái vốn của hai đồng tiền mà không tạo ra trạng thái ngoại hối mới.

Điểm hoán đổi phản ánh chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay, được xác định theo cơng thức sau:

Trong đó: Sp : điểm hoán đổi F : tỷ giá có kỳ hạn Sp = F – S

( RT - RC ) . n

Sp = S (1.2) 360

S : tỷ giá giao ngay

RT : mức lãi suất/năm của đồng tiền định giá, tính theo % RC : mức lãi suất/năm của đồng tiền yết giá, tính theo % n : thời hạn hợp đồng, tính theo ngày

Ngân hàng thực hiện hợp đồng hoán đổi tiền tệ khi ngân hàng vừa có nhu cầu mua ngoại tệ giao ngay (hoặc mua ngoại tệ có kỳ hạn), vừa có nhu cầu bán ngoại tệ có kỳ hạn cùng một số lượng ngoại tệ (hoặc ngược lại) và không muốn xảy ra rủi ro khi tỷ giá biến động. Ví dụ: Ngân hàng có nguồn vốn huy động USD kỳ hạn 1 tháng và ngân hàng đang có nhu cầu VNĐ trong vịng 1 tháng. Hơm nay, ngân hàng thực hiện bán giao ngay số lượng ngoại tệ USD này lấy VNĐ. Một tháng sau, ngân hàng thực hiện mua lại số lượng ngoại tệ USD này để cân bằng trạng thái và ngân hàng sẽ bị lỗ nếu tỷ giá USD tăng quá cao. Để giải quyết bài toán này, ngân

hàng sẽ thỏa thuận giao dịch hoán đổi tiền tệ. Ngân hàng thực hiện bán giao ngay số lượng ngoại tệ USD để lấy VNĐ và đồng thời ngân hàng thực hiện mua có kỳ hạn 1 tháng cùng số lượng ngoại tệ USD. Hai giao dịch này được thể hiện trên một hợp đồng hoán đổi tiền tệ và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Khi thực hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ, ngân hàng không phát sinh trạng thái ngoại hối mới nên khơng có lợi nhuận và cũng khơng bị rủi ro khi tỷ giá biến động mạnh. Vì vậy, giao dịch hốn đổi chỉ thích hợp trong quản trị rủi ro KDNH, khơng thích hợp cho mục đích đầu cơ.

1.2.4.3. Hợp đồng ngoại tệ tương lai (Future)

Sơ lược về hợp đồng ngoại tệ tương lai

Thị trường ngoại tệ tương lai là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ tương lai, gọi tắt là hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai được thị trường tiền tệ quốc tế (Internaional Monetary Market - IMM) đưa ra lần đầu tiên năm 1972 ở Chicago nhằm cung cấp cho những nhà đầu cơ một phương tiện kinh doanh và cho những người ngại rủi ro một cơng cụ phịng ngừa rủi ro hối đoái. Hợp đồng tương lai chỉ cung cấp đối với một vài loại ngoại tệ giao dịch mạnh trên thị trường.

Chẳng hạn như thị trường Chicago cung cấp hợp đồng tương lai đối với các loại ngoại tệ mạnh như: AUD, CAD, EUR, GBP, NOK, SEK,…. Thị trường tương lai thực chất chính là thị trường có kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ. Như vậy, hợp đồng tương lai là thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch.

Tất cả các hợp đồng tương lai đều được thực hiện ở các Sở giao dịch có tổ chức. Sở giao dịch là người đề ra quy chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên. Hội viên của Sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các cơng ty, NHTM.

Quản trị rủi ro bằng hợp đồng ngoại tệ tương lai

Hợp đồng giao dịch tương lai được giao dịch tại các Sở giao dịch như: CME (The Chicago Mercantile Exchange), SIMEX (Singapore International Monetary Exchange), PBOT (The Philadelphia Board of Trade) và một số Sở giao dịch khác trên thế giới. Tỷ giá và số lượng ngoại tệ giao dịch của hợp đồng tương lai được yết trên các Sở giao dịch này.

Ưu điểm của hợp đồng ngoại tệ tương lai là tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu tỷ giá biến động đúng như dự đoán. Đồng thời, giải pháp này vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro ngoại hối nếu tỷ giá biến động ngược lại so với dự đoán.

Ngân hàng sử dụng hợp đồng ngoại tệ tương lai khi ngân hàng có nhu cầu mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ trong tương lai và ngân hàng không muốn xảy ra rủi ro khi tỷ giá biến động mạnh. Ví dụ: Ngân hàng có nhu cầu mua một số lượng ngoại tệ trong tương lai, ngân hàng sẽ giao dịch hợp đồng mua ngoại tệ tương lai và tỷ giá được cố định tại thời điểm hiệu lực của hợp đồng. Nếu tỷ giá biến động trong thời gian hợp đồng chưa đến hạn thanh tốn, ngân hàng có thể tất toán hợp đồng trước hạn và thanh tốn phần chênh lệch. Vì vậy, hợp đồng tương lai vừa là công cụ thực hiện đầu cơ, vừa là công cụ quản trị rủi ro KDNH và ngăn chặn những tổn thất giao dịch.

Sơ lược về hợp đồng quyền chọn

Quyền chọn là một cơng cụ tài chính được áp dụng trong các giao dịch ngoại hối, lãi suất, chứng khốn, tài sản, hàng hóa.

Vào thế kỷ 19, khái niệm về quyền chọn đã được hình thành tại London nhưng thị trường chưa được hình thành trong giai đoạn này. Đến năm 1973, nghiệp vụ quyền chọn mới được giao dịch mạnh mẽ tại thị trường hàng hóa Chicago (Chicago Board Options Exchange - CBOE). Hiện nay, quyền chọn đã được giao dịch trên tất cả các thị trường lớn như:

+ Tại Mỹ: American Stock Exchange, Philadelphia Stock Exchange, Midwest Stock Exchange, Pacific Stock Exchange.

+ Tại Anh: London International Financial Futures Exchange – LIFEE. + Tại Thụy Điển: Optionsmaklarna-OM.

+ Tại Pháp: Monep.

+ Tại Đức: Deutsche Terminborese – Eurex.

Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một hợp đồng giữa người mua quyền và người bán quyền, trong đó người bán trao cho người mua quyền, chứ không phải nghĩa vụ mua (call) hoặc bán (put) một số lượng nhất định một loại tiền tệ, vào một khoảng thời gian được xác định, với một giá nhất định (giá thực hiện) . Đổi lại người mua phải trả cho người bán một khoản phí. Người bán quyền chọn được hưởng khoản phí đó cho dù người mua có thực hiện hay không thực hiện hợp đồng.

- Người mua quyền chọn (holder): Là người có quyền lựa chọn thực hiện hay không thực hiện mua hoặc bán một loại tiền tệ với tỷ giá đã thỏa thuận. Người mua quyền phải trả một khoản phí gọi là phí mua quyền chọn.

- Người bán quyền (writer): Là người có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền. Người bán quyền nhận được một khoản phí gọi là phí bán quyền chọn.

- Tài sản cơ sở (underlying asset): Tài sản mà dựa vào đó quyền chọn được giao dịch. Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị của

quyền chọn. Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa như cà phê, dầu hỏa, vàng,…hay chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu hoặc ngoại tệ như EUR, CHF, CAD,…

- Loại quyền chọn: có 2 loại quyền chọn là quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option).

- Kiểu quyền chọn: có 2 kiểu quyền chọn là quyền chọn kiểu Mỹ (American Style Option) và quyền chọn kiểu Châu Âu (European Style Option).

Quản trị rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn tiền tệ

Tại thời điểm hợp đồng quyền chọn bán ngoại tệ đến hạn:

Nếu tỷ giá giao ngay (S) < tỷ giá thực hiện (E): thì người mua quyền chọn bán sẽ thực hiện hợp đồng quyền chọn.

Nếu tỷ giá giao ngay (S) > tỷ giá thực hiện (E): thì người mua quyền chọn bán sẽ có quyền khơng thực hiện hợp đồng quyền chọn.

- Định giá hợp đồng quyền chọn theo quyền chọn kiểu Mỹ: Ca ( S , E ) ≥ max (0 , S - E) (1.3)

Pa ( S , E ) ≥ max (0 , E - S) (1.4)

Trong đó: Ca : giá trị của quyền chọn mua Pa : giá trị của quyền chọn bán E : tỷ giá thực hiện

S : tỷ giá giao ngay tương lai

- Định giá hợp đồng quyền chọn theo quyền chọn kiểu Châu Âu:

Ce (S , T , E) ≥ max { 0 , S (1 + b)-T – E (1 + a)-T} (1.5) Pe (S , T , E) ≥ max { 0 , E (1 + a)-T – S (1 + b)-T

} (1.6)

Trong đó: Ce : giá trị của quyền chọn mua Pe : giá trị của quyền chọn bán E : tỷ giá thực hiện

S : tỷ giá giao ngay tương lai

a : lãi suất phi rủi ro của đồng tiền A b : lãi suất phi rủi ro của đồng tiền B T : thời hạn hợp đồng, tính theo năm

- Định giá quyền chọn mua theo mơ hình Binomial một thời kỳ: pCu + (1-p) Cd C = (1.7) 1 + r Cu = Max [0, Su – E] (1.8) Cd = Max [0, Sd –E] (1.9) 1 + r - d

Trọng số p được xác định theo công thức : p = (1.10) u - d

Trong đó:

C: giá tri của quyền chọn mua S: tỷ giá tại thời điểm hiện tại E: tỷ giá thực hiện

r: lãi suất phi rủi ro

u: khả năng tăng giá trong tương lai của ngoại tệ tại ngày đáo hạn của quyền chọn; u = 1 + % tăng giá

d: khả năng giảm giá trong tương lai của ngoại tệ tại ngày đáo hạn của quyền chọn; d = 1 - % giảm giá

Định giá quyền chọn bán theo mơ hình Binomial một thời kỳ tương tự định giá quyền chọn mua bằng cách thay C bằng P. Định giá quyền chọn theo mơ hình Binomial một thời kỳ là một cơng thức tổng qt. Từ đó, có thể mở rộng mơ hình ra n thời kỳ. Mơ hình Binomial được gọi là mơ hình thời gian rời rạc.

- Định giá quyền chọn mua theo kiểu Châu Âu: Định giá theo mơ hình Black-Scholes, có thể được diễn tả bởi cơng thức sau:

N(d1) và N(d2) là giá trị của hàm phân phối xác suất chuẩn và d1, d2 được xác định như sau: Ln (S/E) + {a – b + (σ2 /2)} d1 = (1.12) σ T d2 = d1 - σ T (1.13)

Trong đó: Ce : giá cả của quyền chọn mua theo kiểu Châu Âu S : tỷ giá giao ngay

E : tỷ giá thực hiện

T : thời hạn hợp đồng, tính bằng năm

a : lãi kép liên tục khơng có rủi ro của đồng tiền A b : lãi kép liên tục khơng có rủi ro của đồng tiền B e : 2,71828 (hằng số Nê-pe)

σ : độ lệch chuẩn hằng năm của phần trăm thay đổi tỷ giá giao ngay

Mơ hình Black-Scholes được thực hiện dựa trên một số giả định như sau: + Lãi suất cho vay và lãi suất đi vay là như nhau

+ Khơng có thuế hay chi phí giao dịch

+ Sự sai biệt tỷ giá tuân theo quy luật phân phối chuẩn + Độ lệch chuẩn không đổi trong suốt thời hạn hợp đồng

Mơ hình Black-Scholes có những giả định khơng đúng như thực tế nên chưa được chính xác, tuy nhiên mơ hình này vẫn được áp dụng rộng rãi trong việc định giá quyền chọn.

- Định giá quyền chọn bán theo kiểu Châu Âu : Sử dụng đẳng thức cân bằng giữa giá trị quyền chọn mua và quyền chọn bán. Mối quan hệ giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán được diễn tả qua sự cân bằng chọn mua – chọn bán, và được thể hiện qua công thức sau:

Trong đó : Ce : giá cả quyền chọn mua Pe : giá cả quyền chọn bán S : tỷ giá giao ngay E : tỷ giá thực hiện

T : thời hạn hợp đồng, tính bằng năm

a : lãi kép liên tục khơng có rủi ro của đồng tiền A b : lãi kép liên tục khơng có rủi ro của đồng tiền B

Ngân hàng sử dụng hợp đồng quyền chọn ngoại tệ khi ngân hàng có nhu cầu mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ trong tương lai và ngân hàng không muốn xảy ra rủi ro khi tỷ giá biến động mạnh. Ví dụ: Trong 1 tháng tới, ngân hàng muốn mua một số lượng ngoại tệ với mức giá như giá giao ngay hiện tại. Khi đó, ngân hàng giao dịch mua quyền chọn mua ngoại tệ. Khi sử dụng hợp đồng này, ngân hàng có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)