Tổ chức một đội ngũ cán bộ chuyên viên chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 83)

2015

3.2. Các giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối đối với Ngân hàng TMCP

3.2.6. Tổ chức một đội ngũ cán bộ chuyên viên chuyên nghiệp

Yếu tố con người luôn đóng vai trị quyết định hiệu quả trong hoạt động KDNH của ngân hàng. Con người tham gia từ khâu tổ chức bộ máy quản lý cho đến khâu thực hiện nghiệp vụ. Vì vậy, để hoạt động KDNH đạt hiệu quả cao và vẫn đảm bảo an tồn thì đội ngũ cán bộ, chuyên viên của ngân hàng phải giỏi nghiệp vụ chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ, năng động, tuân thủ đúng qui định của ngân hàng và có đạo đức trong kinh doanh. Để có được một đội ngũ cán bộ chuyên viên giỏi nghiệp vụ và có đạo đức kinh doanh, Ngân hàng TMCP Nam Á cần phải nổ lực thực hiện :

- Thực hiện tốt cơng tác tuyển dụng nhân sự: Phịng nhân sự phải tiến hành tuyển dụng nhân sự cho bộ phận kinh doanh, bộ phận quản trị rủi ro và bộ phận

kiểm soát nội bộ. Những nhân sự này phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm và hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến mảng hoạt động KDNH.

- Quan tâm đến công tác đào tạo chuyên viên: Trung tâm đào tạo phải thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ, chuyên viên của bộ phận kinh doanh, bộ phận quản trị rủi ro và bộ phận kiểm soát nội bộ.

- Thành lập chế độ khen thưởng và phạt: Ban Lãnh đạo nên qui định chế độ khen thưởng rõ ràng để khuyến khích cán bộ, chun viên hồn thành chỉ tiêu được giao, thậm chí là vượt chỉ tiêu được giao. Đồng thời, Ban Lãnh đạo cũng nên qui định chế tài phạt khắc khe đối với những trường hợp không thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế và phân cấp hạn mức đã ban hành.

3.2.7. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ

- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động KDNH tại đơn vị nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra, cụ thể:

- Phịng Kiểm sốt nội bộ phải thường xuyên kiểm tra, kiểm sốt phịng KDTT trong việc chấp hành các quy định về quản lý ngoại hối của NHNN. Đồng thời, phịng Kiểm sốt nội bộ thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ và thực hiện các quy định, quy trình, quy chế nội bộ tại phịng KDTT.

- Phòng Kiểm soát nội bộ trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ hoạt động KDNH để nhận dạng, đo lường và đánh giá rủi ro một cách thường xuyên, liên tục nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và đưa ra biện pháp quản trị rủi ro thích hợp cho từng giai đoạn.

- Phịng Kiểm sốt nội bộ phải thường xun kiểm tra và kiểm sốt tính tn thủ các phân cấp hạn mức giao dịch và hạn mức duy trì trạng thái mở đã được Tổng giám đốc phê duyệt cho Lãnh đạo phòng KDTT.

3.2.8. Đề nghị các TCTD nước ngoài cấp hạn mức giao dịch

Tỷ giá giao dịch trong thời gian buổi tối biến động rất mạnh, việc chỉ được một TCTD nước ngoài cấp hạn mức giao dịch là một rủi ro rất lớn đối với ngân hàng. Để được các TCTD lớn trên thế giới thực hiện cấp hạn mức giao dịch KDNH,

Ngân hàng TMCP Nam Á phải nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo an toàn vốn và đảm bảo thanh khoản, cụ thể như sau:

- Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính bằng cách bổ sung vốn điều lệ dưới hình thức phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn. Trong giai đoạn 2011-2015, Ngân hàng TMCP Nam Á phải có lộ trình về kế hoạch tăng vốn điều lệ như phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phát hành ra công chúng và phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, ngân hàng phải nghiên cứu đề ra phương án đưa cổ phiếu của ngân hàng lên sàn giao dịch chứng khốn nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu.

- Tăng cường huy động trong dân cư và tổ chức kinh tế để đáp ứng cho nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động KDNH nói riêng nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

- Đẩy mạnh hoạt động KDNH trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế để gia tăng doanh số mua bán ngoại hối. Doanh số mua bán ngoại hối lớn sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đề nghị các TCTD nước ngoài thực hiện cấp hạn mức giao dịch cho ngân hàng .

- Ngân hàng phải đảm bảo các tỷ lệ về an toàn vốn, tỷ lệ về khả năng chi trả và tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đúng như quy định của NHNN, đồng thời đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới mức cho phép. Như vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cần phải minh bạch, công khai và thực hiện công tác quản trị rủi ro đầy đủ.

- Ngân hàng phải tìm kiếm cơ hội hợp tác về vốn với các đối tác chiến lược trong và ngồi nước. Khi ngân hàng có thể hợp tác được với đối tác chiến lược là các ngân hàng nước ngồi thì các tổ chức này sẽ hỗ trợ ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh và giúp ngân hàng nâng cao năng lực quản trị.

3.2.9. Ban ALCO xét duyệt hạn mức giao dịch cho các TCTD

Căn cứ vào nhu cầu giao dịch ngoại hối hằng ngày, phòng kinh doanh đề xuất ban ALCO cấp hạn mức giao dịch ngoại hối cho các TCTD. Ban ALCO tiến hành phân tích, đánh giá, xếp loại và nhận diện rủi ro của các TCTD. Từ đó, ban

ALCO xét duyệt hạn mức giao dịch ngoại hối cho từng TCTD cụ thể, cho từng loại nghiệp vụ kinh doanh cụ thể nhằm phòng ngừa và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Ban ALCO xét duyệt hạn mức trên cơ sở căn cứ vào những tiêu chí sau đây:

- Vốn: tỷ lệ an tồn vốn, vốn điều lệ, loại hình sở hữu, cơ cấu vốn chủ sở hữu (thành phần cổ đông là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngồi quốc doanh, cổ đơng nước ngồi).

- Tài sản: tổng tài sản, tỷ lệ tài sản có rủi ro/tổng tài sản, nợ quá hạn/ tổng dư nợ cho vay, chất lượng và mức độ đa dạng hóa tài sản.

- Thu nhập: lợi nhuận trước thuế, cơ cấu thu nhập (tỷ lệ thu dịch vụ / tổng thu), khả năng sinh lời thông qua các hệ số ROE (lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu), ROA (lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản), tích lũy vốn phát triển (lợi nhuận giữ lại và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ).

- Khả năng thanh khoản: khả năng thanh toán khi đến hạn, các tỷ lệ về khả năng thanh khoản như: dư nợ cho vay trung dài hạn / tổng dư nợ, nhận tiền gửi và vay ròng tại TCTD khác / tổng vốn huy động.

- Trình độ quản lý: năng lực quản trị của các nhà quản lý, chiến lược phát triển, cơ cấu tổ chức, mạng lưới và môi trường hoạt động....

- Ngồi ra, cịn dựa vào các tiêu chí như: uy tín trong lịch sử quan hệ giao dịch, khả năng TCTD được hỗ trợ từ bên ngồi.

Trên thực tế, có nhiều TCTD trong quá trình hoạt động kinh doanh gặp phải vấn đề về thanh khoản hoặc mất khả năng chi trả cho các đối tác. Vì vậy, ban ALCO phải thực hiện việc xét duyệt lại hạn mức giao dịch với các TCTD định kỳ 6 tháng/ lần hoặc bất cứ khi nào cần thiết. Ngân hàng TMCP Nam Á sẽ ít gặp rủi ro hơn khi giao dịch với các TCTD trên thị trường liên ngân hàng nếu ban ALCO làm việc hiệu quả.

3.2.10. Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin đầy đủ

Hệ thống công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong công tác quản trị rủi ro. Để quản trị rủi ro đạt hiệu quả cần có các dữ liệu, thơng tin, các cơng cụ phân tích, lập báo cáo, kho dữ liệu về quản trị rủi ro. Vì thế ngân hàng cần thiết lập một

hệ thống công nghệ thông tin đầy đủ. Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro KDNH tại Ngân hàng TMCP Nam Á nói riêng, bao gồm:

- Các hệ thống cung cấp dữ liệu như: core banking, CRM (Customer Relationship Management: quản lý quan hệ khách hàng), Treasury (ngân quỹ), Trade Finance (tài chính thương mại), ERP (Enterprise Resource Planning: quản lý nguồn lực doanh nghiệp), …

- Giải pháp quản trị rủi ro (RMS: Risk Management System) gồm: hệ thống đầy đủ các công cụ tập hợp dữ liệu (ETL: Extract, Transform and Load) từ các hệ thống trên, tổ chức kho dữ liệu (DW: Data Warehousing) phục vụ cơng tác phịng ngừa rủi ro, các công cụ phân tích dữ liệu (Data Analysis), hệ thống cảnh báo (Alert) và công cụ tạo báo cáo (Report Tool) linh hoạt, kịp thời, chính xác theo các mơ hình quản trị rủi ro chuẩn quốc tế và đặc thù quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Nam Á.

3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 3.3.1. Điều hành tỷ giá hối đoái chủ động, linh hoạt 3.3.1. Điều hành tỷ giá hối đoái chủ động, linh hoạt

Điều chỉnh tăng giảm tỷ giá bình quân liên ngân hàng linh hoạt, tạo điều kiện đưa tỷ giá giao dịch phản ánh sát hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, để tỷ giá hối đoái trở nên thực chất và hiệu quả hơn. Đồng thời, tỷ giá ngoại tệ USD so với VNĐ trong giai đoạn 2005-2011 thường xuyên biến động. Vì vậy, NHNN cũng nên nới rộng biên độ giao động tỷ giá ở mức từ 5% đến 10% để tạo điều kiện cho các TCTD chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam phụ thuộc vào ba yếu tố chính gồm: lạm phát, thâm hụt thương mại và dòng vốn.

- Thời gian qua, tiền đồng luôn chịu sức ép mất giá do mức độ lạm phát tại Việt Nam cao hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là so với lạm phát của Mỹ.

- Thâm hụt thương mại có xu hướng tăng cao kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và đạt đỉnh 18 tỷ USD trong năm 2008. Thâm hụt thương mại đã giảm xuống

mức 12 tỷ USD trong năm 2009. Trong năm 2010 và năm 2011, sau những nỗ lực của Chính phủ, thâm hụt thương mại đã giảm xuống mức tương ứng là 12,6 tỷ USD và 9,8 tỷ USD.

- Để bù đắp cho thâm hụt thương mại, Việt Nam trông chờ vào các nguồn kiều hối, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, ODA.... Nguồn kiều hối thì vẫn bình thường nhưng dịng vốn ngoại gần đây có dấu hiệu sụt giảm mạnh, một phần do khủng hoảng tài chính thế giới khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, một phần do tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam còn nhiều bất cập nên chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, đồng Việt Nam vẫn đang suy yếu do áp lực của lạm phát và thâm hụt thương mại cao, nếu như dòng vốn ngoại vào Việt Nam tiếp tục chậm lại thì sẽ gây thêm áp lực cho đồng nội tệ. Đồng thời, tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam so với đơla Mỹ cũng phụ thuộc nhiều vào niềm tin của người dân. Khi người dân tin tưởng vào sự ổn định của tiền đồng và triển vọng lâu dài của nền kinh tế vĩ mơ Việt Nam thì sẽ giảm áp lực giảm giá đồng nội tệ. Chính vì vậy, NHNN quy định một tỷ giá linh hoạt cộng với các biện pháp dài hạn của NHNN và Chính phủ như: giảm thâm hụt thương mại, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định kinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát… là rất cần thiết.

3.3.2. Công bố công khai kỹ thuật xác định tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam

NHNN nên công bố công khai rõ ràng và cụ thể kỹ thuật xác định tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam nhằm mục đích:

- Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào nền kinh tế, giúp các nhà đầu tư có thể chủ động đưa ra các chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với từng thời kỳ kinh tế.

- Giúp các nhà đầu tư không bị lệ thuộc nhiều vào việc sử dụng đồng USD trong định giá, thanh toán và cất trữ. Đồng thời, thị trường ngoại hối khơng cịn quan tâm quá mức vào đồng USD. Điều này sẽ làm giảm đi tình trạng khan hiếm, gom vét và găm giữ USD trên thị trường trong nước trong thời gian vừa qua, làm rối loạn thị trường ngoại tệ.

- Giúp các nhà đầu tư có sự chủ động, linh hoạt và mạnh dạn hơn trong các quyết định kinh doanh. Đồng thời, giúp các nhà đầu tư đưa ra những chính sách quản trị rủi ro phù hợp với nhu cầu kinh doanh nhằm phục vụ cho hoạt động KDNH hiệu quả và an toàn.

3.3.3. Tăng dự trữ ngoại hối

- NHNN nên tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia để có khả năng can thiệp thị trường ngoại hối khi thị trường có biến động mạnh nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và tâm lý những nhà đầu tư tham gia thị trường. NHNN khơng nên để tình trạng dự trữ ngoại hối quốc gia yếu, khơng ổn định vì sẽ làm cho các TCTD, doanh nghiệp xuất khẩu và người dân găm giữ ngoại tệ mà mình có được để sử dụng khi cần thiết. Từ đó, gây nên tình trạng căng thẳng ngoại tệ trên thị trường và cung cầu ngoại hối mất cân bằng.

- NHNN cũng cần đa dạng hóa nguồn ngoại tệ dự trữ ngoại hối quốc gia để bình ổn tỷ giá hối đối và để phân tán rủi ro. Bên cạnh đó, để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường trong những thời điểm nóng một cách tạm thời, NHNN cũng cần có một lượng dự trữ ngoại hối nhất định để có thể thực hiện mua bán ngoại tệ USD can thiệp thị trường.

3.3.4. Nâng cao vai trò chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước

NHNN tham gia vào thị trường ngoại hối vừa với tư cách là một thành viên tham gia mua bán cuối cùng trên thị trường này, vừa với tư cách là nhà quản lý và tổ chức thị trường.

- Với tư cách là thành viên

NHNN phải là người mua bán cuối cùng trên thị trường để điều tiết cung cầu ngoại tệ, bình ổn thị trường. Vì thế NHNN nên có một cơ chế tỷ giá mua bán ngoại tệ với các TCTD theo tình hình cung cầu thị trường, đồng thời NHNN nên giảm bớt các yêu cầu về thủ tục mua bán. Từ đó, các TCTD có thể mua bán dễ dàng với NHNN và các TCTD có thể chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình với khách hàng.

NHNN trong thời gian qua đã điều hành tỷ giá rất tốt, nhất là trong năm 2010, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ nhiều lần để phù hợp với tình hình cung cầu ngoại hối thực tế trên thị trường. Vì vậy trong thời gian tới, NHNN nên đưa ra những quyết định kịp thời để ổn định thị trường ngoại hối trong nước.

Khi NHNN thực hiện tốt hai vai trị trên thì cơng tác quản trị rủi ro KDNH của các nhà đầu tư nói chung và tại Ngân hàng TMCP Nam Á nói riêng trong thời gian tới sẽ thuận lợi hơn.

3.3.5. Kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại tệ tự do và thị trường vàng

NHNN cũng nên triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường vàng và thị trường ngoại tệ tự do nhằm ngăn chặn tình trạng gia tăng đơla hóa, vàng hóa trong nền kinh tế; từng bước đưa các hoạt động kinh doanh này vào khuôn khổ pháp lý.

- Hiện nay, những giao dịch mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam được thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt rất cơng khai, đó là điểm yếu trong khâu quản lý vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, NHNN muốn dẹp bỏ thị trường ngoại tệ tự do cũng đem lại một số khó khăn cho người dân. Những cá nhân có nhu cầu mua USD để ra nước ngoài du lịch, học tập, chữa bệnh... khi gặp khó khăn trong việc mua USD tại hệ thống ngân hàng, thì họ sẽ khơng mua được USD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 83)