2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Na mÁ
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối từ năm 2005 đến 2011
2.1.2.1. Xác định tỷ giá hối đoái
Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền sẽ quyết định tỷ giá mua bán ngoại hối hằng ngày tại ngân hàng TMCP Nam Á. Tỷ giá mua bán ngoại hối hằng ngày được xác định như sau:
- Tỷ giá mua, tỷ giá bán USD so với VNĐ: Ngân hàng TMCP Nam Á dựa trên cơ sở cung cầu ngoại hối trên thị trường trong nước để xây dựng tỷ giá mua bán USD so với VNĐ hằng ngày tại ngân hàng. Tỷ giá mua bán USD so với VNĐ được niêm yết tại ngân hàng phải nằm trong biên độ NHNN cho phép.
- Tỷ giá mua, tỷ giá bán của các ngoại tệ khác như EUR, GBP, JPY, CHF, CAD, AUD, SGD, HKD so với VNĐ: Căn cứ vào tỷ giá quốc tế của các ngoại tệ so với USD, căn cứ vào tỷ giá USD so với VNĐ và căn cứ vào cung cầu thị trường trong nước của các ngoại tệ này, phòng KDTT tiến hành xây dựng tỷ giá mua bán các loại ngoại tệ này so với VNĐ. Tỷ giá mua, tỷ giá bán chuyển khoản được tính tốn dự phịng một khoảng chênh lệch so với tỷ giá quốc tế. Tỷ giá mua tiền mặt được tính tốn thấp hơn tỷ giá mua chuyển khoản một khoảng, ít nhất bằng phí xuất ngoại tệ mặt ra nước ngồi của ngoại tệ đó.
2.1.2.2. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Nam Á được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại hối trên thị trường và theo biên độ quy định của NHNN. Ngân hàng TMCP Nam Á thực hiện mua bán ngoại hối với các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng và thực hiện mua bán ngoại hối với khách hàng nhằm góp phần cân bằng cung cầu ngoại hối trên thị trường trong nước.
Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tại Ngân hàng TMCP Nam Á được xác định theo phương châm giữ chân khách hàng và phù hợp với mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ của ngân hàng.
2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Ngân hàng TMCP Nam Á tham gia kinh doanh tất cả các loại ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, GBP, JPY, CHF, CAD, AUD, SGD, HKD trên thị trường trong
nước và quốc tế. Hiện nay, hoạt động KDNH tại ngân hàng bao gồm những hoạt động sau đây:
- Ngân hàng thực hiện mua bán ngoại hối nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại hối cho khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu để thực hiện và thanh toán các hợp đồng ngoại thương, đồng thời đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại hối cho khách hàng là các cá nhân.
- Ngân hàng thực hiện mua bán ngoại hối với khách hàng có nhu cầu thực hiện đầu tư ra nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
- Ngân hàng mua bán ngoại hối cho chính ngân hàng nhằm đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại hối khi cần thiết.
- Ngân hàng mua bán ngoại hối với các TCTD khác trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tham gia mua bán ngoại hối trên thị trường quốc tế để hoán đổi vốn và đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận.
Như vậy, Ngân hàng TMCP Nam Á vừa đóng vai trị trung gian để phục vụ nhu cầu mua bán cho khách hàng, vừa thực hiện mua bán cho chính ngân hàng trong các giao dịch KDNH nhằm cân bằng trạng thái và đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận.
2.1.2.4. Khách hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
Khách hàng tham gia mua bán ngoại hối với Ngân hàng TMCP Nam Á gồm có: khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, TCTD và NHNN.
- Khách hàng là cá nhân
Ngân hàng tham gia mua của cá nhân tất cả các ngoại tệ giao dịch mạnh như: USD, EUR, GBP, JPY, CHF, CAD, AUD….bao gồm cả tiền mặt và tiền chuyển khoản, không phân biệt nguồn gốc.
Ngân hàng tham gia bán ngoại tệ cho:
+ Cá nhân là cơng dân Việt Nam xuất trình các giấy tờ theo quy định về quản lý ngoại hối, để sử dụng vào các mục đích như: chi phí cho việc học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc cho thân nhân; đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngồi; trả các loại phí cho nước ngồi; trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài; chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài; đi định cư ở nước ngoài.
+ Cá nhân là người nước ngồi có nguồn thu nhập hợp pháp bằng đồng Việt Nam theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
- Khách hàng là doanh nghiệp
+ Ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ của khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu có quan hệ giao dịch với ngân hàng theo tỷ giá thỏa thuận và không vượt quá tỷ giá trần theo quy định của NHNN.
+ Ngân hàng TMCP Nam Á thực hiện bán ngoại tệ cho khách hàng là các doanh nghiệp nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ và trả nợ vay ngân hàng. Tỷ giá bán được áp dụng theo bảng tỷ giá ngoại tệ tự do chuyển đổi được niêm yết hằng ngày hoặc theo tỷ giá thỏa thuận và không vượt quá tỷ giá trần theo quy định của NHNN.
- Khách hàng là TCTD
Phòng KDTT của Ngân hàng TMCP Nam Á tham gia giao dịch ngoại hối với các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng và trên thị trường quốc tế, bao gồm các giao dịch sau:
+ Giao dịch hoán đổi vốn để đảm bảo thanh khoản. + Giao dịch đầu cơ để tìm kiếm lợi nhuận.
+ Giao dịch để cân bằng trạng thái ngoại hối.
+ Giao dịch để phục vụ nhu cầu cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân
- Khách hàng là NHNN
+ Căn cứ vào tình hình biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, NHNN Việt Nam xây dựng và thực hiện phương án can thiệp thị trường bằng cách tham gia giao dịch mua hoặc bán ngoại hối với các TCTD.
+ Khi Ngân hàng TMCP Nam Á có nhu cầu mua hoặc bán ngoại hối với NHNN, thì làm đơn xin mua hoặc bán ngoại hối gửi cho NHNN. Sau đó NHNN xem xét trạng thái ngoại hối của ngân hàng và quyết định có thực hiện giao dịch mua bán ngoại hối với ngân hàng hay không.
2.1.2.5. Doanh số và lợi nhuận kinh doanh ngoại hối từ năm 2005 đến 2011
Ngân hàng TMCP Nam Á với số vốn cịn ít và chỉ mới bắt đầu hoạt động KDNH từ năm 2005 đến nay. Vì vậy, doanh số mua bán ngoại hối cịn thấp và cơng tác quản trị rủi ro tại ngân hàng trong thời gian qua chưa hiệu quả làm cho lợi nhuận KDNH tại đơn vị không ổn định qua các năm.
Bảng 2.4 : Doanh số và lợi nhuận KDNH từ năm 2005 đến 2011
Năm Doanh số (triệu USD)
Lãi thuần (tỷ đồng)
Doanh số tăng/giảm so với năm trước
Lãi thuần tăng/giảm so với năm trước Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2005 80 0,44 - - - - 2006 93 0,52 13 16,25 0,08 18,18 2007 103 1,93 10 10,75 1,41 271,15 2008 346 7,51 243 235,92 5,58 289,12 2009 383 -14,21 37 10,69 -21,72 -289,21 2010 507 26,39 124 32,38 40,60 285,71 2011 1.028 51,99 521 102,76 25,60 97,01 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 của
Ngân hàng TMCP Nam Á [11][12][13][14][15][16][17].
2.2. Rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Nam Á từ năm 2005 đến 2011 đến 2011
Hoạt động KDNH nhằm mục đích đầu cơ ln tiềm ẩn rủi ro cao nhưng cũng có thể tạo ra lợi nhuận cao. Các rủi ro có thể kể đến trong hoạt động KDNH tại ngân hàng TMCP Nam Á là rủi ro trạng thái, rủi ro biến động tỷ giá hối đoái, rủi ro tác nghiệp và rủi ro do các TCTD nước ngoài chưa cấp hạn mức giao dịch.
2.2.1. Rủi ro trạng thái ngoại hối
Hoạt động KDNH nhằm mục đích đầu cơ sẽ phát sinh trạng thái ngoại hối dương hoặc âm. Theo Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20 tháng 03 năm 2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 05 năm 2012 của NHNN về Quy định trạng thái ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam theo Luật các TCTD như sau:
- Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó. Tổng trạng thái ngoại tệ dương là tổng các trạng thái của các ngoại tệ có trạng thái dương.
- Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày khơng được vượt q 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó. Tổng trạng thái ngoại tệ âm là tổng các trạng thái của các ngoại tệ có trạng thái âm.
Trong trường hợp đặc biệt, Thống đốc NHNN có thể xem xét cho phép các TCTD được duy trì trạng thái ngoại tệ vượt quá giới hạn quy định trên.
Từ bảng trạng thái ngoại hối thực tế năm 2010 bên dưới, xét thấy có thời điểm ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận cao do duy trì trạng thái ngoại hối. Ví dụ thời điểm ngày 31/01/2010, trạng thái ngoại hối của ngân hàng là: +11.425.236USD, +451.126EUR và +234.218GBP. Đến cuối ngày 10/2/2010, trạng thái các ngoại tệ khác cân bằng, chỉ còn trạng thái USD dương 11.425.236USD. Vào ngày 11/2, tỷ giá liên ngân hàng được điều chỉnh tăng từ 17.941 VNĐ/USD lên 18.544 VNĐ/USD. Trạng thái USD dương vào ngày 11/2/2010 đã tạo cho ngân hàng một khoản lợi nhuận là 6.889.417.308 VNĐ.
Vào một số thời điểm, ngân hàng sẽ bị lỗ do duy trì trạng thái ngoại hối dương hoặc âm. Ví dụ thời điểm ngày 31/07/2010, trạng thái ngoại hối của ngân hàng là: -14.304.843USD, +845.985EUR, -175.526GBP. Đến cuối ngày 17/8/2010, trạng thái các ngoại tệ khác cân bằng, chỉ còn trạng thái USD - 14.304.843USD. Vào ngày 18/8, tỷ giá liên ngân hàng được điều chỉnh tăng từ 18.544 VNĐ/USD lên 18.932 VNĐ/USD. Trạng thái USD âm vào ngày 18/8 đã làm ngân hàng bị lỗ số tiền 5.550.279.084 VNĐ.
Bảng 2.5: Trạng thái ngoại hối cuối tháng trong năm 2010 của một số ngoại tệ mạnh.
Thời điểm Trạng thái USD (USD) Trạng thái EUR (EUR) Trạng thái GBP (GBP) 31/01/2010 +11.425.236 +451.126 +234.218 28/02/2010 +1.245.512 +826.215 -384.652 31/03/2010 +2.120.328 +550.193 -375.214 30/04/2010 -3.125.784 -256.416 +232.154 31/05/2010 +5.451.238 +452.412 +426.178 30/06/2010 +1.421.032 +370.258 +621.843 31/07/2010 -14.304.843 +845.985 -175.526 31/08/2010 -15.658.351 +377.755 -70.850 30/09/2010 -9.394.619 +1.586.561 +425.547 31/10/2010 +3.214.512 +1.350.578 +434.126 30/11/2010 +4.321.781 +52.459 -183.472 31/12/2010 +145.842 +520.969 +50.951 Nguồn: Báo cáo KDNH hàng tháng tại phòng KDTT Hội sở - Ngân hàng TMCP
Nam Á [10]
Từ việc phân tích hai thời điểm cụ thể trên cho thấy, duy trì trạng thái ngoại hối tại ngân hàng có thể thu được lợi nhuận cao và cũng có thể xảy ra rủi ro cao. Để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận được giao, Phòng KDTT tại Ngân hàng TMCP Nam Á phải thường xuyên đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận bằng cách duy trì trạng thái ngoại hối dương hoặc âm. Rủi ro trạng thái ngoại hối có thể kiểm sốt được nếu các CVKD tuân thủ hạn mức duy trì trạng thái. Tuy nhiên, việc phân cấp hạn mức duy trì trạng thái ngoại hối cho phòng KDTT hiện nay chưa chi tiết và các CVKD chưa tuân thủ hạn mức duy trì trạng thái. Vì vậy, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á nên xem xét lại việc phân cấp hạn mức duy trì trạng thái ngoại hối chi tiết hơn cho từng
loại ngoại tệ và việc cấp tăng hạn mức duy trì trạng thái ngoại hối cho phòng KDTT. Đồng thời, Tổng giám đốc ban hành quy định thưởng phạt rõ ràng khi các CVKD vi phạm hạn mức được cấp để có thể kiểm sốt được những rủi ro có thể xảy ra khi duy trì trạng thái ngoại hối.
2.2.2. Rủi ro biến động tỷ giá hối đoái
Thị trường ngoại hối khơng có quy định mức biến động tỷ giá như thị trường chứng khốn, do đó ngân hàng có thể tìm kiếm được lợi nhuận nhiều hơn hoặc có thể gặp rủi ro cao hơn trong hoạt động KDNH. Chỉ trong 1 ngày giao dịch, tỷ giá của một cặp tiền nào đó có thể tăng hoặc giảm đến trên dưới 300 điểm (ví dụ: ngày 10/05/2010, tỷ giá EUR/USD thấp nhất là 1.2758, cao nhất là 1.3093; ngày 23/11/2010, tỷ giá EUR/USD thấp nhất là 1.3361, cao nhất là 1.3633.). Vì vậy, hoạt động KDNH trong giai đoạn hiện nay thì lợi nhuận rất cao nhưng rủi ro cũng cao tương ứng.
Rủi ro tỷ giá hối đoái phát sinh tại Ngân hàng TMCP Nam Á là do các CVKD giao dịch mở trạng thái ngoại hối, bằng cách mua bán một đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái để thu lãi (nếu tỷ giá biến động theo đúng dự đoán) hoặc cân bằng trạng thái để chốt lỗ (nếu tỷ giá biến động khơng như dự đốn).
Ví dụ: Vào ngày 10/08/2010, các CVKD của ngân hàng dự đoán EUR sẽ giảm mạnh so với USD trong vài ngày tới, vì vậy họ tiến hành bán ra 800.000 EUR/USD tại tỷ giá 1EUR=1.3211USD. Đến ngày 16/08/2010, khi tỷ giá EUR so với USD giảm xuống còn 1EUR=1.2792USD, các CVKD tiến hành mua EUR để cân bằng trạng thái. Lãi KDNH từ số tiền 800.000 EUR/USD thu được là +33.520 USD. (ở đây chỉ tập trung vào yếu tố tỷ giá, và bỏ qua chênh lệch lãi suất giữa đồng EUR và USD).
Như vậy, khi giá EUR biến động giảm đúng như dự đốn, thì ngân hàng thu được một khoản lợi nhuận là +33.520 USD. Ngược lại, nếu giá EUR biến động khơng giảm như dự đốn mà lại tăng, thì ngân hàng sẽ bị lỗ do giao dịch đầu cơ EUR gây ra.
Bảng 2.6: Bảng mua bán EUR so với USD ngày 10/08/2010 và 16/08/2010.
Thời
điểm Giao dịch EUR USD Tỷ giá áp dụng
10/08/10 Ngân hàng bán EUR
lấy USD -800.000 +1.056.880 1EUR=1.3211USD
16/08/10 Ngân hàng dùng
USD mua EUR +800.000 -1.023.360 1EUR=1.2792USD
Kết quả KDNH (Lời) 0 +33.520
Nguồn: Báo cáo KDNH hàng tháng tại phòng KDTT Hội sở của Ngân hàng TMCP Nam Á [10]
Từ phân tích thực tế trên cho thấy, khi tỷ giá biến động đúng như dự đốn thì ngân hàng thu được lợi nhuận rất nhiều chỉ trong vài ngày. Ngược lại, nếu tỷ giá biến động khơng như dự đốn thì ngân hàng sẽ bị lỗ rất nhiều chỉ trong vài ngày. Khi các CVKD thực hiện những giao dịch ngoại hối đầu cơ như trên để tìm kiếm lợi nhuận nhằm đạt được chỉ tiêu kinh doanh được giao, thì ngân hàng thường xuyên đối mặt với rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái gây ra. Rủi ro KDNH tại Ngân hàng
TMCP Nam Á do tỷ giá hối đối biến động có thể được kiểm sốt nếu các CVKD sử dụng công cụ lệnh và hạn mức dừng lỗ trong giao dịch….Tuy nhiên, các CVKD hiện nay chưa sử dụng công cụ lệnh và hạn mức dừng lỗ hiện nay chưa chi tiết cho từng loại ngoại tệ. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro KDNH đầy đủ với hạn mức dừng lỗ, hạn mức giao dịch chi tiết cho từng loại ngoại tệ để phục vụ cho các giao dịch đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận. Đồng thời, Tổng giám đốc cũng cần ban hành các quy định thưởng khi CVKD đạt mức lợi nhuận được giao và quy định phạt trong trường hợp CVKD không tuân thủ hạn mức được cấp.
2.2.3. Rủi ro tác nghiệp
Phòng KDTT tại Ngân hàng TMCP Nam Á được trang bị máy móc thiết bị đầy đủ và hiện đại như: máy điện thoại có ghi âm, máy fax, máy scan, hệ thống Reuters Dealing, mạng SWIFT, mạng ineternet. Vì vậy, các xác nhận giao dịch ngoại hối cũng được đảm bảo về pháp lý, ít khi xảy ra rủi ro.
Rủi ro tác nghiệp thường xảy ra trong hoạt động KDNH tại ngân hàng là do yếu tố con người. Đội ngũ CVKD của ngân hàng chưa dự đốn chính xác xu hướng