Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 87 - 92)

2015

3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.1. Điều hành tỷ giá hối đoái chủ động, linh hoạt

Điều chỉnh tăng giảm tỷ giá bình quân liên ngân hàng linh hoạt, tạo điều kiện đưa tỷ giá giao dịch phản ánh sát hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, để tỷ giá hối đoái trở nên thực chất và hiệu quả hơn. Đồng thời, tỷ giá ngoại tệ USD so với VNĐ trong giai đoạn 2005-2011 thường xuyên biến động. Vì vậy, NHNN cũng nên nới rộng biên độ giao động tỷ giá ở mức từ 5% đến 10% để tạo điều kiện cho các TCTD chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam phụ thuộc vào ba yếu tố chính gồm: lạm phát, thâm hụt thương mại và dòng vốn.

- Thời gian qua, tiền đồng luôn chịu sức ép mất giá do mức độ lạm phát tại Việt Nam cao hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là so với lạm phát của Mỹ.

- Thâm hụt thương mại có xu hướng tăng cao kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và đạt đỉnh 18 tỷ USD trong năm 2008. Thâm hụt thương mại đã giảm xuống

mức 12 tỷ USD trong năm 2009. Trong năm 2010 và năm 2011, sau những nỗ lực của Chính phủ, thâm hụt thương mại đã giảm xuống mức tương ứng là 12,6 tỷ USD và 9,8 tỷ USD.

- Để bù đắp cho thâm hụt thương mại, Việt Nam trông chờ vào các nguồn kiều hối, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, ODA.... Nguồn kiều hối thì vẫn bình thường nhưng dịng vốn ngoại gần đây có dấu hiệu sụt giảm mạnh, một phần do khủng hoảng tài chính thế giới khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, một phần do tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam cịn nhiều bất cập nên chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, đồng Việt Nam vẫn đang suy yếu do áp lực của lạm phát và thâm hụt thương mại cao, nếu như dòng vốn ngoại vào Việt Nam tiếp tục chậm lại thì sẽ gây thêm áp lực cho đồng nội tệ. Đồng thời, tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam so với đơla Mỹ cũng phụ thuộc nhiều vào niềm tin của người dân. Khi người dân tin tưởng vào sự ổn định của tiền đồng và triển vọng lâu dài của nền kinh tế vĩ mơ Việt Nam thì sẽ giảm áp lực giảm giá đồng nội tệ. Chính vì vậy, NHNN quy định một tỷ giá linh hoạt cộng với các biện pháp dài hạn của NHNN và Chính phủ như: giảm thâm hụt thương mại, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định kinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát… là rất cần thiết.

3.3.2. Công bố công khai kỹ thuật xác định tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam

NHNN nên công bố công khai rõ ràng và cụ thể kỹ thuật xác định tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam nhằm mục đích:

- Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào nền kinh tế, giúp các nhà đầu tư có thể chủ động đưa ra các chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với từng thời kỳ kinh tế.

- Giúp các nhà đầu tư không bị lệ thuộc nhiều vào việc sử dụng đồng USD trong định giá, thanh toán và cất trữ. Đồng thời, thị trường ngoại hối khơng cịn quan tâm quá mức vào đồng USD. Điều này sẽ làm giảm đi tình trạng khan hiếm, gom vét và găm giữ USD trên thị trường trong nước trong thời gian vừa qua, làm rối loạn thị trường ngoại tệ.

- Giúp các nhà đầu tư có sự chủ động, linh hoạt và mạnh dạn hơn trong các quyết định kinh doanh. Đồng thời, giúp các nhà đầu tư đưa ra những chính sách quản trị rủi ro phù hợp với nhu cầu kinh doanh nhằm phục vụ cho hoạt động KDNH hiệu quả và an toàn.

3.3.3. Tăng dự trữ ngoại hối

- NHNN nên tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia để có khả năng can thiệp thị trường ngoại hối khi thị trường có biến động mạnh nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và tâm lý những nhà đầu tư tham gia thị trường. NHNN khơng nên để tình trạng dự trữ ngoại hối quốc gia yếu, khơng ổn định vì sẽ làm cho các TCTD, doanh nghiệp xuất khẩu và người dân găm giữ ngoại tệ mà mình có được để sử dụng khi cần thiết. Từ đó, gây nên tình trạng căng thẳng ngoại tệ trên thị trường và cung cầu ngoại hối mất cân bằng.

- NHNN cũng cần đa dạng hóa nguồn ngoại tệ dự trữ ngoại hối quốc gia để bình ổn tỷ giá hối đối và để phân tán rủi ro. Bên cạnh đó, để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường trong những thời điểm nóng một cách tạm thời, NHNN cũng cần có một lượng dự trữ ngoại hối nhất định để có thể thực hiện mua bán ngoại tệ USD can thiệp thị trường.

3.3.4. Nâng cao vai trò chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước

NHNN tham gia vào thị trường ngoại hối vừa với tư cách là một thành viên tham gia mua bán cuối cùng trên thị trường này, vừa với tư cách là nhà quản lý và tổ chức thị trường.

- Với tư cách là thành viên

NHNN phải là người mua bán cuối cùng trên thị trường để điều tiết cung cầu ngoại tệ, bình ổn thị trường. Vì thế NHNN nên có một cơ chế tỷ giá mua bán ngoại tệ với các TCTD theo tình hình cung cầu thị trường, đồng thời NHNN nên giảm bớt các yêu cầu về thủ tục mua bán. Từ đó, các TCTD có thể mua bán dễ dàng với NHNN và các TCTD có thể chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình với khách hàng.

NHNN trong thời gian qua đã điều hành tỷ giá rất tốt, nhất là trong năm 2010, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ nhiều lần để phù hợp với tình hình cung cầu ngoại hối thực tế trên thị trường. Vì vậy trong thời gian tới, NHNN nên đưa ra những quyết định kịp thời để ổn định thị trường ngoại hối trong nước.

Khi NHNN thực hiện tốt hai vai trị trên thì cơng tác quản trị rủi ro KDNH của các nhà đầu tư nói chung và tại Ngân hàng TMCP Nam Á nói riêng trong thời gian tới sẽ thuận lợi hơn.

3.3.5. Kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại tệ tự do và thị trường vàng

NHNN cũng nên triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường vàng và thị trường ngoại tệ tự do nhằm ngăn chặn tình trạng gia tăng đơla hóa, vàng hóa trong nền kinh tế; từng bước đưa các hoạt động kinh doanh này vào khuôn khổ pháp lý.

- Hiện nay, những giao dịch mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam được thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt rất cơng khai, đó là điểm yếu trong khâu quản lý vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, NHNN muốn dẹp bỏ thị trường ngoại tệ tự do cũng đem lại một số khó khăn cho người dân. Những cá nhân có nhu cầu mua USD để ra nước ngoài du lịch, học tập, chữa bệnh... khi gặp khó khăn trong việc mua USD tại hệ thống ngân hàng, thì họ sẽ khơng mua được USD trên thị trường tự do để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết. Vì vậy, NHNN cần can thiệp đến các ngân hàng để tạo điều kiện cho cá nhân có thể mua được ngoại tệ USD tiền mặt tại ngân hàng, đảm bảo quyền lợi của người dân; đồng thời NHNN tạo điều kiện để các ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu này, góp phần xóa bỏ hoạt động bất hợp pháp của thị trường ngoại tệ tự do.

- Để quản lý và kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng trong nước, NHNN cần ban hành bổ sung các văn bản pháp luật và sử dụng các công cụ hỗ trợ. NHNN phải kết hợp với các cơ quan chức năng để kiểm sốt tình trạng nhập vàng lậu, vì khi nhập vàng lậu thì cần phải sử dụng một lượng ngoại tệ USD tiền mặt rất lớn. Nhập vàng lậu là một trong những nguyên nhân gây ra bất ổn tỷ giá hối đoái và rối loạn thị trường ngoại hối.

3.3.6. Quản lý tổng trạng thái ngoại hối

- Theo thông tư 07/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/05/2012 của NHNN về Quy định trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi thì NHNN quy định tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm cuối ngày của các TCTD khơng được vượt q 20% vốn tự có của TCTD tại thời điểm đó. Các ngân hàng có số vốn tự có lớn được phép duy trì tổng trạng thái ngoại tệ tới vài trăm triệu USD. Nếu các ngân hàng này kết hợp với nhau để làm giá USD so với VNĐ trên thị trường liên ngân hàng, thì sẽ làm cho giá USD so với VNĐ khơng phản ánh đúng cung cầu thị trường và tạo ra rủi ro cho những người tham gia thị trường. Vì vậy, NHNN cần xem xét giảm tổng trạng thái ngoại hối cuối ngày của các TCTD xuống còn khoảng 10% - 18% vốn tự có của TCTD.

- NHNN với vai trò là người quản lý và quy định trạng thái ngoại hối cuối ngày nhằm mục đích phịng ngừa rủi ro q mức có thể xảy ra đối với các TCTD và cũng nhằm tránh nạn đầu cơ quá nhiều. Thế nhưng, trong thực tế các TCTD trong ngày kinh doanh rất mạo hiểm và vượt trạng thái cho phép theo quy định của NHNN dẫn đến những rủi ro ngồi tầm kiểm sốt, nhưng đến cuối ngày thì trạng thái này vẫn đảm bảo theo quy định của NHNN. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động KDNH trong thời gian tới, NHNN nên chuyển từ quy định quản lý trạng thái ngoại hối tại thời điểm cuối ngày sang quản lý trạng thái ngoại hối thường xuyên tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

3.3.7. Phát triển các cơng cụ tài chính phái sinh 3.3.7.1. Phát triển thị trường giao dịch kỳ hạn 3.3.7.1. Phát triển thị trường giao dịch kỳ hạn

Thiết lập một thị trường giao dịch kỳ hạn hoạt động hiệu quả là rất quan trọng để ổn định thị trường ngoại hối và thu hút đầu tư nước ngồi, bởi vì:

- Nền kinh tế Việt Nam có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2010 là 156,99 tỷ USD bằng khoảng 150,1% GDP năm 2010 (104,6 tỷ USD). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2011 là 203,65 tỷ USD bằng khoảng 166,9% GDP năm 2011 (122 tỷ USD). Điều này cho thấy luồng tiền USD đi vào và đi ra là rất

lớn. Nếu thị trường giao dịch kỳ hạn phát triển tốt, thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ yên tâm hơn trong công tác quản trị rủi ro vì biến động tỷ giá đã được phòng ngừa.

- Khi thị trường kỳ hạn hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, bởi họ có thể dự phịng rủi ro tốt hơn, đồng thời tăng độ chắc chắn có được đồng tiền tự do chuyển đổi theo chu kỳ vốn lưu động và quy trình lập kế hoạch đầu tư.

Vì vậy, kiến nghị NHNN nhanh chóng ban hành các biện pháp phát triển thị trường kỳ hạn có tính thanh khoản cao và tuân theo các quy luật thị trường để các NHTM có thể chủ động giao dịch.

3.3.7.2. Thành lập thị trường giao dịch tương lai

NHNN cũng cần nghiên cứu thành lập và triển khai nghiệp vụ hợp đồng giao sau đối với ngoại tệ nhằm giúp các ngân hàng có thêm cơng cụ phịng ngừa rủi ro, góp phần lành mạnh hóa giao dịch trên thị trường ngoại tệ.

- Ưu điểm của hợp đồng ngoại tệ giao sau là các nhà đầu tư có thể phịng ngừa, kiểm soát rủi ro ngoại hối và vẫn tận dụng được cơ hội đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận nếu tỷ giá trên thị trường biến động.

- Nhược điểm của hợp đồng ngoại tệ giao sau là loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày giao nhận hàng đều được chuẩn hóa nên không thể đáp ứng nhu cầu giao dịch của tất cả các ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)