Thực hiện phân tích theo nhóm trước khi đưa ra quyết định giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 83)

2015

3.2. Các giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối đối với Ngân hàng TMCP

3.2.5. Thực hiện phân tích theo nhóm trước khi đưa ra quyết định giao dịch

CVKD tại ngân hàng TMCP Nam Á phải đọc và phân tích các bản tin trên hệ thống Reuters Extra, Reuters Eikon và trên mạng internet vào đầu giờ làm việc mỗi ngày. Sau đó, các CVKD phải có cuộc thảo luận với nhau về xu hướng biến động tỷ giá trên thị trường và đưa ra kế hoạch kinh doanh trong ngày. Sau đó, các CVKD cùng vạch ra chiến lược giao dịch chi tiết, cụ thể và phương án thoát ra khỏi trạng thái cho từng loại ngoại tệ. Hiện nay có hai cơng cụ phân tích mà các CVKD nên sử dụng là: phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.

- Phân tích kỹ thuật (Technical analysis)

Các CVKD dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỷ giá trong tương lai. Các lý thuyết được sử dụng trong phân tích kỹ thuật là: lý thuyết Dow, lý thuyết Fibonacci, lý thuyết Elliott Wave…. Cơng cụ chủ yếu dùng trong phân tích kỹ thuật là các đồ thị, một số cơng cụ thường được sử dụng phân tích kỹ thuật như:

+ Simple moving average (SMA): Sử dụng giá đóng cửa để tính tốn SMA, SMA được tính bằng cách thêm vào giá hiện hành một số giá đóng cửa của những

khoảng thời gian tính giá (time period), sau đó chia cho tổng số các khoảng thời gian tính giá. Hình thức này giá được tính tốn gia quyền theo số các khoảng thời gian tính giá.

Ví dụ khi giao dịch cặp tiền AUD/USD, CVKD sử dụng công cụ SMA 7, SMA 14 và SMA 21. Khi đường SMA 7 cắt đường SMA 14 và tiếp tục cắt đường SMA 21, thì CVKD nên xem xét mở trạng thái Mua hoặc Bán theo hướng của đường SMA 7. Đồng thời, CVKD xem xét đóng trạng thái khi đường SMA 7 quay lại và chạm đường SMA 21. Công cụ này dễ sử dụng khi thị trường giá biến động mạnh nhưng tín hiệu của đường SMA được xác định sau khi thị trường đóng cửa.

+ Exponential moving average (EMA): Tương tự như SMA nhưng khi giá tính tốn có tham chiếu một tỷ lệ phần trăm của giá kỳ trước. Ngoài việc gia quyền như SMA, EMA còn gia quyền theo giá gần nhất và giá hiện hành.

Ví dụ khi giao dịch cặp tiền GBP/USD, CVKD dựa trên đường EMA 50 để phân tích. Khi giá cắt qua đường EMA 50 và giá đóng cửa ở bên trên đường EMA 50, thì CVKD nên xem xét vào lệnh Mua. Ngược lại, khi giá cắt ngang đường EMA 50 và giá đóng cửa ở bên dưới đường EMA 50, thì CVKD nên xem xét vào lệnh Bán. CVKD nên xem xét đặt lệnh dừng lỗ dưới đường EMA 50 khoảng 15 điểm.

+ Moving average convergence/divergence (MACD): Là hiệu số của EMA 26 và EMA 12, sử dụng kết hợp với EMA 9 (signal line). Nếu MACD giảm thấp hơn signal line là dấu hiệu để bán, nếu MACD tăng cao hơn signal line là dấu hiệu mua vào. Các CVKD phải sử dụng kết hợp đường chỉ dẫn MACD với các đồ thị khác để có được kết quả tốt hơn.

Ví dụ khi giao dịch cặp tiền AUD/USD, sử dụng công cụ là đường chỉ dẫn MACD 12, 26, 9. Khi hai đường MACD cắt nhau thì CVKD nên xem xét mở trạng thái và khi hai đường MACD cắt nhau lại thì đóng trạng thái. Cơng cụ này đơn giản và dễ sử dụng nhưng khi thị trường khơng có xu hướng rõ rệt (sideway) thì rất khó vào lệnh.

+ Bollinger bands (BB): Hình thành nên 2 dải dao động, dải giao động trên lấy giá trị SMA + một số lần độ lệch chuẩn, dải giao động dưới lấy giá trị SMA –

một số lần độ lệch chuẩn (độ lệch giữa giá đóng cửa và SMA). Dải Bollinger phía trên đóng vai trị như mức kháng cự (resistance). Dải Bollinger phía dưới đóng vai trị như mức hỗ trợ (support). Mỗi khi BB ở vị thế hẹp nhất đó chính là lúc giá sắp biến động mạnh, khi giá biến động ra khỏi vùng giới hạn của BB thì giá tiếp tục duy trì theo xu hướng đó.

Ví dụ khi giao dịch cặp tiền EUR/USD, sử dụng đường chỉ dẫn Bollinger Bands (20). CVKD sẽ theo dõi trên biểu đồ, khi giá chạm dải trên, nhưng giá đóng cửa dưới dải trên và giá mở cửa cũng nằm dưới dải trên, thì CVKD xem xét để vào lệnh Bán, thu lợi nhuận khoảng 50 điểm thì đóng trạng thái. Ngược lại, khi giá chạm dải Bollinger phía dưới, giá đóng cửa nằm ở phía trên dải dưới và giá mở cửa cũng nằm trên dải dưới, thì CVKD xem xét đặt lệnh Mua, thu lợi nhuận khoảng 50 điểm thì đóng trạng thái.

+ Relative streng index (RSI): RSI chỉ cho nhà đầu tư thấy thị trường đang mua vào quá mức (overbought) hoặc đang bán ra quá mức (oversold). Các mức RSI cần quan sát là 70 (overbought) và 30 (oversold), ở các vị thế này giá có chiều hướng quay ngược trở lại. RSI là cơng cụ cho tín hiệu vào lệnh tốt nhưng vẫn có tín hiệu sai. Vì vậy các CVKD phải kết hợp RSI với các cơng cụ phân tích khác để có chiến thuật giao dịch đúng đắn.

Ví dụ khi giao dịch cặp tiền GBP/USD, sử dụng RSI (14) với các mức 70 và 30. Khi RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30, CVKD nên xem xét vào lệnh Mua. Ngược lại, khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70, CVKD nên xem xét vào lệnh Bán.

Ngồi ra, cịn có một số cơng cụ cũng thường xuyên được sử dụng để phân tích kỹ thuật như: Elliot waves, Fibonacci studies, Momentum, ….

- Phân tích cơ bản (Fundamental analysis)

Là tiến trình phân tích những tác động của các chỉ số kinh tế, các sự kiện kinh tế, các tác động của chính sách kinh tế vĩ mơ, tình hình chính trị,….Các chỉ số kinh tế thường được sử dụng để phân tích gồm: Auto Sales Purchasing Managers’ Index (PMI), Contruction Spending, Gross Domestic Product (GDP), Retail Sales,

Producer Price Index (PPI), Consumer price index (CPI)…. Các CVKD phải có sự hiểu biết về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, đồng thời phải được đào tạo chuyên sâu về phân tích cơ bản để có thể thực hiện phân tích các chỉ số kinh tế, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý trong ngày.

Ví dụ chỉ số CPI được sử dụng để đo lường lạm phát, là chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ. Khi chỉ số CPI tăng sẽ dẫn đến lãi suất tăng và lạm phát cao hơn. Khi lạm phát của một quốc gia kỳ này cao hơn kỳ trước sẽ dẫn đến sự giảm giá đồng tiền của quốc gia đó. Vì vậy, CVKD nên cân nhắc để bán ra ngoại tệ của quốc gia đó. Ngược lại, khi lạm phát của một quốc gia kỳ này thấp hơn kỳ trước sẽ dẫn đến sự tăng giá đồng tiền của quốc gia đó. Khi đó, CVKD nên cân nhắc để mua vào ngoại tệ quốc gia đó.

Mỗi phương pháp phân tích đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, đồng thời các CVKD phải biết kết hợp các phương pháp phân tích với nhau. Khi trên biểu đồ có một cơ hội kinh doanh, CVKD phải kết hợp với những thông tin mới trên thị trường, quan sát thị trường. Từ đó, các CVKD có cuộc thảo luận ý kiến với nhau và phân tích tình hình biến động tỷ giá trong ngày, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý trong ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)