2015
3.2. Các giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối đối với Ngân hàng TMCP
3.2.2. Xây dựng quy trình quản trị rủi ro
- Hiện nay, công tác quản trị rủi ro là rất quan trọng và thật sự cần thiết trong hoạt động KDNH của ngân hàng. Quản trị rủi ro KDNH là một nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi các chuyên viên quản trị rủi ro phải có kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn cao.
- Ban Lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Nam Á phải chú trọng hơn đến công tác quản trị rủi ro KDNH, hướng tới xây dựng một mơ hình đo lường và quản trị rủi ro hiệu quả, hiện đại. Đồng thời, Ban Lãnh đạo phải xây dựng quy chế, quy trình và các chính sách quản trị rủi ro phù hợp với tình hình hoạt động KDNH, năng lực về vốn trong từng thời kỳ phát triển nhằm cạnh tranh hiệu quả và vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống.
- Chuyên viên quản trị rủi ro của ngân hàng phải có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu về hoạt động KDNH, phải hiểu rõ những văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối, phải hiểu rõ các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và NHNN. Chuyên viên quản trị phải có khả năng phân tích tình hình thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế. Đồng thời, chuyên viên quản trị rủi ro phải được đào tạo và tiếp cận với mơ hình quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.2.3. Tăng cường sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh và công cụ lệnh 3.2.3.1. Tăng cường sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh
CVKD nên sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh như: hợp đồng ngoại tệ có kỳ hạn, hợp đồng hốn đổi tiền tệ, hợp đồng tương lai để phòng ngừa và kiểm sốt rủi ro KDNH.
Hợp đồng ngoại tệ có kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi tiền tệ đã được sử dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á, vì vậy ngân hàng nên triển khai thêm giao dịch hợp đồng tương lai ngoại tệ trên các sàn giao dịch như: sàn CME (The Chicago Mercantile Exchange) hoặc sàn CBOT (Chicago Board of Trade) để vừa quản trị rủi ro KDNH, vừa đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận. Các loại ngoại tệ được giao dịch trên sàn CME và CBOT gồm: AUD, CAD, EUR, GBP, NOK, SEK…. Kỳ hạn giao hàng do sàn giao dịch quy định. Khối lượng giao dịch cụ thể của mỗi loại ngoại tệ được tính
theo lot, ví dụ: 1lot EUR là 125.000EUR, 1 lot AUD là 100.000AUD, 1 lot GBP là 62.500GBP. Khi thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai ngoại tệ, Ngân hàng TMCP Nam Á sẽ tốn ít chi phí sử dụng vốn và ít rủi ro hơn, cụ thể như sau:
- Hợp đồng tương lai ngoại tệ thường được tất tốn trước thời hạn thơng qua đảo hợp đồng nên không phát sinh việc chuyển tiền. Do vậy, ngân hàng tiết kiệm sức lao động và chi phí chuyển tiền, đồng thời ngân hàng sẽ ít gặp rủi ro thanh tốn do việc thanh toán phần chênh lệch giá được thực hiện hằng ngày.
- Khi giao dịch hợp đồng tương lai ngoại tệ, ngân hàng ký quỹ một phần giá trị hợp đồng nên ngân hàng giảm được nguồn vốn sử dụng cho kinh doanh ngoại tệ và giảm được chi phí vốn so với hợp đồng giao ngay.
- Ngân hàng TMCP Nam Á có thể tham gia giao dịch trực tiếp với sàn giao dịch mà không thông qua các đối tác và không bị phụ thuộc vào hạn mức giao dịch với các đối tác. Vì vậy, ngân hàng có thể chủ động đặt lệnh và chủ động số lượng ngoại tệ trong các giao dịch theo nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.
- Chêch lệch giá mua và giá bán trên sàn giao dịch rất nhỏ, chỉ chênh lệch 1 điểm. Do đó, ngân hàng thực hiện giao dịch ngoại tệ với giá cả cạnh tranh và góp phần tăng lợi nhuận.
3.2.3.2. Tăng cường sử dụng công cụ lệnh
CVKD nên thường xuyên sử dụng công cụ lệnh trong các giao dịch KDNH tại Ngân hàng TMCP Nam Á để phịng ngừa và kiểm sốt rủi ro KDNH khi tỷ giá biến động mạnh. Có nhiều loại lệnh trong giao dịch ngoại hối, tuy nhiên CVKD nên thường xuyên sử dụng các lệnh sau:
- Lệnh dừng lỗ (Stop-loss order)
CVKD nên đặt sẵn các lệnh dừng lỗ để tất toán trạng thái khi trạng thái đang dương hoặc đang âm. Khi tỷ giá thị trường thay đổi theo chiều hướng khơng như dự đốn, thì các lệnh dừng lỗ này sẽ tự động được thực hiện tại một tỷ giá đã được xác định trước. Loại lệnh này giúp CVKD có thể quản lý các giao dịch của mình trong hạn mức lỗ được Lãnh đạo phân cấp nhằm phịng ngừa và kiểm sốt những rủi ro lớn có thể xảy ra.
- Lệnh chốt lời (Take-profit order)
CVKD cũng nên đưa ra các lệnh chốt lời để đạt được một mức lợi nhuận nhất định. Loại lệnh này giúp CVKD có thể đóng trạng thái ở một mức lợi nhuận kỳ vọng vì các CVKD khơng thể tham gia thị trường 24/24.
- Lệnh một trong hai (Either/or orders)
CVKD có thể thiết lập đồng thời hai lệnh là “Take-profit order và Stop-loss order”. Với dạng lệnh này, khi lệnh “Take-profit order” được thực hiện, thì lệnh thứ hai là “Stop-loss order” sẽ tự động bị hủy. Và ngược lại, khi lệnh “ Stop-loss order” được thực hiện, thì lệnh thứ hai là “ Take-profit order” sẽ tự động bị hủy. CVKD nên sử dụng lệnh này để chốt lời hay dừng lỗ khi tỷ giá biến động mạnh hoặc khi CVKD không thể liên tục theo dõi thị trường.
3.2.4. Phân cấp hạn mức giao dịch chi tiết
Hiện nay, Tổng giám đốc của ngân hàng đã phân cấp hạn mức duy trì trạng thái ngoại hối và hạn mức giao dịch cho Lãnh đạo phòng KDTT. Hạn mức phân cấp này còn chung chung và còn thấp, chưa phù hợp với chỉ tiêu lợi nhuận giao cho phịng KDTT. Vì thế, chuyên viên quản trị rủi ro phải phân tích tình hình kinh doanh thực tế và tham mưu cho Tổng giám đốc về việc phân cấp lại hạn mức giao dịch theo cách sau:
- Phân cấp hạn mức chung cho cả phòng Kinh doanh
Tổng giám đốc ngân hàng nên phân cấp hạn mức giao dịch và hạn mức duy trì trạng thái ngoại hối cao hơn cho Trưởng phòng Kinh doanh, trên cơ sở đó Trưởng phịng sẽ phân bổ hạn mức cho từng CVKD tùy theo năng lực của mỗi người. Trưởng phòng Kinh doanh nên giao hạn mức cho các CVKD chính cao hơn các tân binh, ngồi ra các CVKD chính phải dìu dắt các tân binh trong quá trình ra vào trạng thái.
- Phân cấp hạn mức theo đồng tiền kinh doanh
Tổng giám đốc ngân hàng phân cấp hạn mức cụ thể cho mỗi loại ngoại tệ. Tùy thuộc vào lãi suất và tình hình thị trường của từng ngoại tệ trong từng thời kỳ, phòng Quản lý rủi ro sẽ xác định những ngoại tệ có tỷ giá biến động mạnh và những
ngoại tệ có tỷ giá biến động ít để tham mưu cho Tổng giám đốc xây dựng hạn mức giao dịch. Những ngoại tệ có biến động nhiều như: EUR, GBP, JPY, AUD thì thực hiện cấp hạn mức ít. Những ngoại tệ có biến động ít như: CHF, SGD, CAD, HKD thì thực hiện cấp hạn mức nhiều. Phân cấp hạn mức theo từng loại ngoại tệ sẽ tạo điều kiện cho các CVKD giao dịch thuận lợi hơn nhằm đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận và có thể hạn chế được rủi ro.
- Phân cấp hạn mức cho từng loại nghiệp vụ kinh doanh cụ thể
Tổng giám đốc phân cấp hạn mức cho từng loại nghiệp vụ kinh doanh như: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai. Nghiệp vụ có kỳ hạn thì rủi ro cao hơn nghiệp vụ giao ngay vì kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng cao. Vì vậy, Tổng giám đốc nên phân cấp hạn mức giao dịch cho nghiệp vụ giao ngay cao hơn hạn mức giao dịch cho nghiệp vụ kỳ hạn. Tuy nhiên, Tổng giám đốc thực hiện phân cấp hạn mức còn tùy thuộc vào từng đối tác giao dịch.
3.2.5. Thực hiện phân tích theo nhóm trước khi đưa ra quyết định giao dịch
CVKD tại ngân hàng TMCP Nam Á phải đọc và phân tích các bản tin trên hệ thống Reuters Extra, Reuters Eikon và trên mạng internet vào đầu giờ làm việc mỗi ngày. Sau đó, các CVKD phải có cuộc thảo luận với nhau về xu hướng biến động tỷ giá trên thị trường và đưa ra kế hoạch kinh doanh trong ngày. Sau đó, các CVKD cùng vạch ra chiến lược giao dịch chi tiết, cụ thể và phương án thoát ra khỏi trạng thái cho từng loại ngoại tệ. Hiện nay có hai cơng cụ phân tích mà các CVKD nên sử dụng là: phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
- Phân tích kỹ thuật (Technical analysis)
Các CVKD dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỷ giá trong tương lai. Các lý thuyết được sử dụng trong phân tích kỹ thuật là: lý thuyết Dow, lý thuyết Fibonacci, lý thuyết Elliott Wave…. Cơng cụ chủ yếu dùng trong phân tích kỹ thuật là các đồ thị, một số cơng cụ thường được sử dụng phân tích kỹ thuật như:
+ Simple moving average (SMA): Sử dụng giá đóng cửa để tính tốn SMA, SMA được tính bằng cách thêm vào giá hiện hành một số giá đóng cửa của những
khoảng thời gian tính giá (time period), sau đó chia cho tổng số các khoảng thời gian tính giá. Hình thức này giá được tính tốn gia quyền theo số các khoảng thời gian tính giá.
Ví dụ khi giao dịch cặp tiền AUD/USD, CVKD sử dụng công cụ SMA 7, SMA 14 và SMA 21. Khi đường SMA 7 cắt đường SMA 14 và tiếp tục cắt đường SMA 21, thì CVKD nên xem xét mở trạng thái Mua hoặc Bán theo hướng của đường SMA 7. Đồng thời, CVKD xem xét đóng trạng thái khi đường SMA 7 quay lại và chạm đường SMA 21. Công cụ này dễ sử dụng khi thị trường giá biến động mạnh nhưng tín hiệu của đường SMA được xác định sau khi thị trường đóng cửa.
+ Exponential moving average (EMA): Tương tự như SMA nhưng khi giá tính tốn có tham chiếu một tỷ lệ phần trăm của giá kỳ trước. Ngoài việc gia quyền như SMA, EMA còn gia quyền theo giá gần nhất và giá hiện hành.
Ví dụ khi giao dịch cặp tiền GBP/USD, CVKD dựa trên đường EMA 50 để phân tích. Khi giá cắt qua đường EMA 50 và giá đóng cửa ở bên trên đường EMA 50, thì CVKD nên xem xét vào lệnh Mua. Ngược lại, khi giá cắt ngang đường EMA 50 và giá đóng cửa ở bên dưới đường EMA 50, thì CVKD nên xem xét vào lệnh Bán. CVKD nên xem xét đặt lệnh dừng lỗ dưới đường EMA 50 khoảng 15 điểm.
+ Moving average convergence/divergence (MACD): Là hiệu số của EMA 26 và EMA 12, sử dụng kết hợp với EMA 9 (signal line). Nếu MACD giảm thấp hơn signal line là dấu hiệu để bán, nếu MACD tăng cao hơn signal line là dấu hiệu mua vào. Các CVKD phải sử dụng kết hợp đường chỉ dẫn MACD với các đồ thị khác để có được kết quả tốt hơn.
Ví dụ khi giao dịch cặp tiền AUD/USD, sử dụng công cụ là đường chỉ dẫn MACD 12, 26, 9. Khi hai đường MACD cắt nhau thì CVKD nên xem xét mở trạng thái và khi hai đường MACD cắt nhau lại thì đóng trạng thái. Cơng cụ này đơn giản và dễ sử dụng nhưng khi thị trường khơng có xu hướng rõ rệt (sideway) thì rất khó vào lệnh.
+ Bollinger bands (BB): Hình thành nên 2 dải dao động, dải giao động trên lấy giá trị SMA + một số lần độ lệch chuẩn, dải giao động dưới lấy giá trị SMA –
một số lần độ lệch chuẩn (độ lệch giữa giá đóng cửa và SMA). Dải Bollinger phía trên đóng vai trị như mức kháng cự (resistance). Dải Bollinger phía dưới đóng vai trò như mức hỗ trợ (support). Mỗi khi BB ở vị thế hẹp nhất đó chính là lúc giá sắp biến động mạnh, khi giá biến động ra khỏi vùng giới hạn của BB thì giá tiếp tục duy trì theo xu hướng đó.
Ví dụ khi giao dịch cặp tiền EUR/USD, sử dụng đường chỉ dẫn Bollinger Bands (20). CVKD sẽ theo dõi trên biểu đồ, khi giá chạm dải trên, nhưng giá đóng cửa dưới dải trên và giá mở cửa cũng nằm dưới dải trên, thì CVKD xem xét để vào lệnh Bán, thu lợi nhuận khoảng 50 điểm thì đóng trạng thái. Ngược lại, khi giá chạm dải Bollinger phía dưới, giá đóng cửa nằm ở phía trên dải dưới và giá mở cửa cũng nằm trên dải dưới, thì CVKD xem xét đặt lệnh Mua, thu lợi nhuận khoảng 50 điểm thì đóng trạng thái.
+ Relative streng index (RSI): RSI chỉ cho nhà đầu tư thấy thị trường đang mua vào quá mức (overbought) hoặc đang bán ra quá mức (oversold). Các mức RSI cần quan sát là 70 (overbought) và 30 (oversold), ở các vị thế này giá có chiều hướng quay ngược trở lại. RSI là cơng cụ cho tín hiệu vào lệnh tốt nhưng vẫn có tín hiệu sai. Vì vậy các CVKD phải kết hợp RSI với các cơng cụ phân tích khác để có chiến thuật giao dịch đúng đắn.
Ví dụ khi giao dịch cặp tiền GBP/USD, sử dụng RSI (14) với các mức 70 và 30. Khi RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30, CVKD nên xem xét vào lệnh Mua. Ngược lại, khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70, CVKD nên xem xét vào lệnh Bán.
Ngồi ra, cịn có một số cơng cụ cũng thường xuyên được sử dụng để phân tích kỹ thuật như: Elliot waves, Fibonacci studies, Momentum, ….
- Phân tích cơ bản (Fundamental analysis)
Là tiến trình phân tích những tác động của các chỉ số kinh tế, các sự kiện kinh tế, các tác động của chính sách kinh tế vĩ mơ, tình hình chính trị,….Các chỉ số kinh tế thường được sử dụng để phân tích gồm: Auto Sales Purchasing Managers’ Index (PMI), Contruction Spending, Gross Domestic Product (GDP), Retail Sales,
Producer Price Index (PPI), Consumer price index (CPI)…. Các CVKD phải có sự hiểu biết về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, đồng thời phải được đào tạo chuyên sâu về phân tích cơ bản để có thể thực hiện phân tích các chỉ số kinh tế, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý trong ngày.
Ví dụ chỉ số CPI được sử dụng để đo lường lạm phát, là chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ. Khi chỉ số CPI tăng sẽ dẫn đến lãi suất tăng và lạm phát cao hơn. Khi lạm phát của một quốc gia kỳ này cao hơn kỳ trước sẽ dẫn đến sự giảm giá đồng tiền của quốc gia đó. Vì vậy, CVKD nên cân nhắc để bán ra ngoại tệ của quốc gia đó. Ngược lại, khi lạm phát của một quốc gia kỳ này thấp hơn kỳ trước sẽ dẫn đến sự tăng giá đồng tiền của quốc gia đó. Khi đó, CVKD nên cân nhắc để mua vào ngoại tệ quốc gia đó.
Mỗi phương pháp phân tích đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, đồng thời các CVKD phải biết kết hợp các phương pháp phân tích với nhau. Khi trên biểu đồ có một cơ hội kinh doanh, CVKD phải kết hợp với những thông tin mới trên thị trường, quan sát thị trường. Từ đó, các CVKD có cuộc thảo luận ý kiến với nhau và phân tích tình hình biến động tỷ giá trong ngày, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý trong ngày.
3.2.6. Tổ chức một đội ngũ cán bộ chuyên viên chuyên nghiệp
Yếu tố con người ln đóng vai trị quyết định hiệu quả trong hoạt động KDNH của ngân hàng. Con người tham gia từ khâu tổ chức bộ máy quản lý cho đến khâu thực hiện nghiệp vụ. Vì vậy, để hoạt động KDNH đạt hiệu quả cao và vẫn đảm bảo an tồn thì đội ngũ cán bộ, chuyên viên của ngân hàng phải giỏi nghiệp vụ chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ, năng động, tuân thủ đúng qui định của ngân hàng và có đạo đức trong kinh doanh. Để có được một đội ngũ cán bộ chuyên viên giỏi nghiệp vụ và có đạo đức kinh doanh, Ngân hàng TMCP Nam Á cần phải nổ lực thực hiện :
- Thực hiện tốt cơng tác tuyển dụng nhân sự: Phịng nhân sự phải tiến hành