Phân cấp hạn mức giao dịch chi tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 80)

2015

3.2. Các giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối đối với Ngân hàng TMCP

3.2.4. Phân cấp hạn mức giao dịch chi tiết

Hiện nay, Tổng giám đốc của ngân hàng đã phân cấp hạn mức duy trì trạng thái ngoại hối và hạn mức giao dịch cho Lãnh đạo phòng KDTT. Hạn mức phân cấp này còn chung chung và còn thấp, chưa phù hợp với chỉ tiêu lợi nhuận giao cho phịng KDTT. Vì thế, chuyên viên quản trị rủi ro phải phân tích tình hình kinh doanh thực tế và tham mưu cho Tổng giám đốc về việc phân cấp lại hạn mức giao dịch theo cách sau:

- Phân cấp hạn mức chung cho cả phòng Kinh doanh

Tổng giám đốc ngân hàng nên phân cấp hạn mức giao dịch và hạn mức duy trì trạng thái ngoại hối cao hơn cho Trưởng phòng Kinh doanh, trên cơ sở đó Trưởng phịng sẽ phân bổ hạn mức cho từng CVKD tùy theo năng lực của mỗi người. Trưởng phòng Kinh doanh nên giao hạn mức cho các CVKD chính cao hơn các tân binh, ngồi ra các CVKD chính phải dìu dắt các tân binh trong q trình ra vào trạng thái.

- Phân cấp hạn mức theo đồng tiền kinh doanh

Tổng giám đốc ngân hàng phân cấp hạn mức cụ thể cho mỗi loại ngoại tệ. Tùy thuộc vào lãi suất và tình hình thị trường của từng ngoại tệ trong từng thời kỳ, phòng Quản lý rủi ro sẽ xác định những ngoại tệ có tỷ giá biến động mạnh và những

ngoại tệ có tỷ giá biến động ít để tham mưu cho Tổng giám đốc xây dựng hạn mức giao dịch. Những ngoại tệ có biến động nhiều như: EUR, GBP, JPY, AUD thì thực hiện cấp hạn mức ít. Những ngoại tệ có biến động ít như: CHF, SGD, CAD, HKD thì thực hiện cấp hạn mức nhiều. Phân cấp hạn mức theo từng loại ngoại tệ sẽ tạo điều kiện cho các CVKD giao dịch thuận lợi hơn nhằm đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận và có thể hạn chế được rủi ro.

- Phân cấp hạn mức cho từng loại nghiệp vụ kinh doanh cụ thể

Tổng giám đốc phân cấp hạn mức cho từng loại nghiệp vụ kinh doanh như: giao ngay, kỳ hạn, hốn đổi, quyền chọn, tương lai. Nghiệp vụ có kỳ hạn thì rủi ro cao hơn nghiệp vụ giao ngay vì kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng cao. Vì vậy, Tổng giám đốc nên phân cấp hạn mức giao dịch cho nghiệp vụ giao ngay cao hơn hạn mức giao dịch cho nghiệp vụ kỳ hạn. Tuy nhiên, Tổng giám đốc thực hiện phân cấp hạn mức còn tùy thuộc vào từng đối tác giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)