2.3. Thực trạng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Na mÁ từ
2.3.2. Các công cụ quản trị rủi ro đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Na mÁ
2.3.2.1. Phân cấp hạn mức giao dịch
Trước đây, Phòng KDTT hoạt động KDNH và chưa được phân cấp hạn mức giao dịch nên dẫn đến rủi ro rất lớn. Đến ngày 10 tháng 02 năm 2010, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á đã phân cấp hạn mức giao dịch ngoại hối theo quyết định số 116/2010/QĐ-NHNA-01. Thực hiện phân cấp hạn mức giao dịch là một bước tiến trong quá trình hoạt động KDNH tại ngân hàng.
Ban Lãnh đạo
Khối Quản lý rủi ro
Tổ quản lý rủi ro vận hành Tổ quản lý rủi ro khác Tổ quản lý rủi ro thị trường
Kinh doanh khác Kinh doanh tiền tệ
Chi nhánh Chi nhánh Kinh doanh khác Phòng Tái thẩm định Phòng Pháp chế Phòng Quản lý rủi ro Phịng Quản lý tín dụng
Bảng 2.7: Hạn mức giao dịch có đối ứng USD hoặc ngoại tệ khác USD (được qui đổi sang USD).
Chức danh Hạn mức/1 giao dịch Hạn mức lãi tối thiểu Trưởng/Phó phịng KDTT 3 triệu USD 20 đồng/USD
Giám đốc khối KD II 5 triệu USD
15 đồng/USD Tổng giám đốc/ Phó Tổng
giám đốc được ủy quyền > 5 triệu USD
Nguồn: Phòng KDTT Hội sở của Ngân hàng TMCP Nam Á
Bảng 2.8: Hạn mức giao dịch ngoại tệ không đối ứng đối với ngoại tệ là USD
Chức danh Hạn mức/ 1 giao dịch Trạng thái mở trong ngày Trạng thái mở qua đêm Hạn mức lỗ/ 1 giao dịch Mức lỗ tối đa trong tháng Trưởng/Phó phịng KDTT 0.5 triệu USD 1 triệu USD 0.5 triệu USD 1.0% 10.000USD Giám đốc khối KD II 1 triệu USD 2 triệu USD 2 triệu USD 1.5% 50.000USD Tổng giám đốc/ Phó Tổng giám đốc được ủy quyền >1 triệu USD >2 triệu USD >2 triệu USD 70.000USD
Bảng 2.9: Hạn mức giao dịch không đối ứng đối với ngoại tệ khác USD (quy đổi USD tương đương)
Chức danh Hạn mức /1 giao dịch Trạng thái mở trong ngày Trạng thái mở qua đêm Hạn mức lỗ/ 1GD Mức lỗ tối đa trong tháng Trưởng/ Phó phịng KDTT 0.3 triệu USD 0.5 triệu USD 0.5 triệu USD 0.5% 10.000USD
Giám đốc khối KD II 1 triệu USD 2 triệu USD 1 triệu USD 1% 20.000USD Tổng giám đốc/ Phó Tổng giám đốc được ủy quyền >1 triệu USD >2 triệu USD >1 triệu USD 1,5% 50.000USD
Nguồn: Phòng KDTT Hội sở của Ngân hàng TMCP Nam Á
Tổng giám đốc đã phân cấp hạn mức giao dịch, hạn mức duy trì trạng thái mở và hạn mức dừng lỗ trong hoạt động KDNH cho Giám đốc khối Kinh doanh II và Lãnh đạo phòng KDTT. Lãnh đạo và CVKD của phòng KDTT phải nghiêm túc thực hiện theo phân cấp hạn mức giao dịch này, để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi giá cả trên thị trường biến động không như dự báo trước.
2.3.2.2. Sử dụng hợp đồng có kỳ hạn
Theo quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2004 của NHNN thì kỳ hạn của các giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn và các giao dịch hoán đổi tiền tệ giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ là từ 3 (ba) đến 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày. Kỳ hạn của các giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn và các giao dịch hoán đổi
tiền tệ giữa các ngoại tệ với nhau là do TCTD được phép và khách hàng tự thỏa thuận với nhau.
- Ngân hàng TMCP Nam Á thực hiện giao dịch bán một số lượng ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn với các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng hoặc với khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu. Khi Ngân hàng TMCP Nam Á không muốn xảy ra rủi ro với giao dịch bán ngoại tệ trên, ngân hàng sẽ thỏa thuận hợp đồng mua ngoại tệ có kỳ hạn với số lượng ngoại tệ tương ứng. Ngân hàng có thể thực hiện giao dịch mua ngoại tệ có kỳ hạn với các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng hoặc với khách hàng doanh nghiệp xuất khẩu, khách hàng cá nhân có tiền nước ngồi chuyển về.
- Ngân hàng TMCP Nam Á thực hiện giao dịch mua một số lượng ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn với các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng hoặc với khách hàng doanh nghiệp xuất khẩu, khách hàng cá nhân có tiền nước ngoài chuyển về. Khi Ngân hàng TMCP Nam Á không muốn xảy ra rủi ro với giao dịch mua ngoại tệ trên, Ngân hàng TMCP Nam Á sẽ thỏa thuận hợp đồng giao dịch bán ngoại tệ có kỳ hạn với số lượng ngoại tệ tương ứng. Ngân hàng có thể thực hiện giao dịch bán ngoại tệ có kỳ hạn với các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng hoặc với khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu.
- Giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn được Ngân hàng TMCP Nam Á sử dụng để cân bằng trạng thái ngoại hối phát sinh tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai nên không xảy ra rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn gặp rủi ro do khách hàng có thể phá vỡ hợp đồng khi tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn vào thời điểm thanh tốn có sự chênh lệch quá lớn, đồng thời hợp đồng giao dịch kỳ hạn có tính thanh khoản khơng cao.
- Hiện nay, ngân hàng mới áp dụng hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn giữa USD so với VNĐ để quản trị rủi ro KDNH. Ngân hàng chưa áp dụng hợp đồng ngoại tệ có kỳ hạn giữa các ngoại tệ khác USD so với VNĐ hoặc giữa hai đồng ngoại tệ với nhau.
- Ngân hàng TMCP Nam Á đã thực hiện hợp đồng hoán đổi tiền tệ giữa VNĐ so với USD trong năm 2010 với NHNN. Tại thời điểm đó, Ngân hàng TMCP Nam Á đã thừa nguồn vốn USD nhưng lại thiếu nguồn vốn VNĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Vì thế Ngân hàng TMCP Nam Á đã thực hiện giao dịch hoán đổi để chuyển đổi nguồn vốn USD sang nguồn vốn VNĐ. Giao dịch hoán đổi này được thực hiện trên cùng một số lượng ngoại tệ và tỷ giá được xác định ngay ngày ký kết hợp đồng, đồng thời giao dịch hốn đổi khơng tạo ra trạng thái ngoại hối mới nên không xảy ra rủi ro khi tỷ giá biến động. Tuy nhiên, muốn thực hiện hoán đổi tiền tệ với NHNN, ngân hàng TMCP Nam Á phải cung cấp số liệu dự báo về luồng tiền biến động trong thời gian hoán đổi, để NHNN xem xét nguồn vốn VNĐ của ngân hàng trong thời gian hốn đổi có bị thiếu hụt hay khơng. Từ đó, tùy thuộc vào chủ trương và chính sách mà NHNN ra quyết định thực hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ với ngân hàng.
- Giao dịch hoán đổi dùng để quản trị rủi ro rất hiệu quả do dễ sử dụng. Giao dịch hốn đổi thích hợp sử dụng trong quản trị rủi ro, khơng thích hợp cho các giao dịch đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn gặp rủi ro do khách hàng có thể phá vỡ hợp đồng khi tỷ giá thực hiện trên hợp đồng vào thời điểm thanh toán chênh lệch quá nhiều so với tỷ giá giao ngay, đồng thời hợp đồng giao dịch hốn đổi có tính thanh khoản khơng cao.
2.3.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Nam Á TMCP Nam Á
2.3.3.1. Thành tựu đạt được
- Ngân hàng TMCP Nam Á đã thành lập phòng Quản lý rủi ro thuộc khối Quản lý rủi ro. Phịng Quản lý rủi ro có trách nhiệm báo cáo và tham mưu trực tiếp cho Ban Lãnh đạo của ngân hàng về công tác quản trị rủi ro. Các loại rủi ro được quản trị gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và các loại rủi ro khác. Phòng Quản lý rủi ro đánh giá tổng thể rủi ro và xác định các cấp độ rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối mặt trong hoạt động kinh doanh, từ đó tham mưu cho Ban Lãnh đạo của ngân hàng hướng xử lý tốt nhất.
- Sự ra đời của bộ phận Quản lý rủi ro đã giúp ngân hàng triển khai mảng hoạt động KDNH thuận lợi hơn. Bộ phận kinh doanh có thể chủ động tham gia giao dịch, làm cho doanh số mua bán ngoại hối của ngân hàng trong những năm gần đây tăng lên rất nhiều.
- Công tác quản trị rủi ro KDNH theo mơ hình tập trung giúp ngân hàng xây dựng một bộ máy hoạt động KDNH tập trung từ hội sở đến các chi nhánh. Mơ hình này giúp ngân hàng tập trung cơng tác quản trị rủi ro, tập trung nhân sự có năng lực và tập trung luồng tiền về một đầu mối. Điều này giúp ngân hàng giảm chi phí tổ chức bộ máy hoạt động.
- Bộ phận quản lý rủi ro của ngân hàng đã hỗ trợ bộ phận KDNH phát hiện và ngăn ngừa một số rủi ro trong quá trình giao dịch với các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng và với khách hàng.
- Bộ phận quản lý rủi ro trong thời gian qua đã nổ lực phấn đấu để đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: xây dựng phân cấp hạn mức giao dịch, hạn mức duy trì trạng thái, hạn mức dừng lỗ trong hoạt động KDNH để giảm thiểu rủi ro. Khi phòng KDTT thực hiện nghiêm túc phân cấp hạn mức được giao thì rủi ro nằm trong tầm kiểm soát.
- Ngân hàng TMCP Nam Á đã sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh với NHNN, với các TCTD khác và với khách hàng như: hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Nam Á có thể cân bằng trạng thái ngoại hối và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra khi tỷ giá hối đoái biến động.
- Hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại như: hệ thống Reuters Dealing, Reuters Extra, Reuters Eikon, hệ thống SWIFT, hệ thống Corebanking, máy Fax, máy Scan, máy điện thoại ghi âm, đã giúp những giao dịch KDNH thực hiện dễ dàng và vẫn đảm bảo tính chất pháp lý của giao dịch. Điều này làm cho công tác quản trị rủi ro KDNH thuận lợi hơn.
- Mạng Internet đã giúp các chuyên viên quản trị rủi ro có thể tìm kiếm những thơng tin cần thiết trên internet, đồng thời các chuyên viên quản trị rủi ro có
thể dễ dàng học tập những kinh nghiệm quản trị rủi ro của các ngân hàng lớn trong nước và trên thế giới thông qua mạng internet.
- Những văn bản pháp luật về quản lý hoạt động KDNH hiện nay của Chính phủ và NHNN, đã giúp bộ phận quản trị rủi ro có thể chủ động trong mọi hoạt động. Từ đó, bộ phận quản trị rủi ro có thể chủ động đưa ra các công cụ, biện pháp và chính sách để quản trị những rủi ro có thể xảy ra trong q trình hoạt động KDNH tại Ngân hàng TMCP Nam Á.
2.3.3.2. Những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro
- Hoạt động của bộ phận quản trị rủi ro cịn riêng lẻ, chưa có sự kết hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các bộ phận có liên quan trong hoạt động KDNH gồm các phòng ban là: phòng Quản lý rủi ro, phòng KDTT và phòng Thanh tốn. Vì vậy, cơng tác quản trị rủi ro hiện tại chưa đạt hiệu quả cao.
- Ngân hàng TMCP Nam Á chưa có quy trình quản trị rủi ro KDNH. Đồng thời, Ban Lãnh đạo và khối Quản lý rủi ro chưa đưa ra những chính sách quản trị rủi ro KDNH phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng.
- Ở một vài giai đoạn nào đó, nguồn vốn phục vụ cho hoạt động KDNH ít và giá vốn cao dẫn đến các giao dịch KDNH cịn ít. Vì vậy, các CVKD chưa có khả năng phát huy hết năng lực kinh doanh của mình.
- Tổng giám đốc phân cấp hạn mức giao dịch, hạn mức duy trì trạng thái ngoại tệ là USD và các loại ngoại tệ khác USD. Tổng giám đốc chưa có sự phân cấp hạn mức riêng biệt cho từng loại ngoại tệ khác nhau. Ví dụ Tổng giám đốc nên cấp hạn mức giao dịch ít đối với những ngoại tệ có biến động mạnh và nhiều hơn đối với những ngoại tệ có biến động ít. Vì vậy, các CVKD chưa thể giao dịch nhiều hơn đối với các loại ngoại tệ ít biến động.
- CVKD thường xuyên duy trì trạng thái ngoại hối mở nhằm mục đích đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận. Trạng thái ngoại hối mở này sẽ mang lại cho ngân hàng một khoảng lợi nhuận rất lớn nếu CVKD dự đoán đúng xu hướng biến động tỷ giá trên thị trường. Ngược lại, trạng thái ngoại hối mở này sẽ tạo ra rủi ro rất lớn nếu CVKD dự đoán sai xu hướng biến động tỷ giá. CVKD đôi khi giao dịch vượt hạn mức cho
phép và duy trì trạng thái ngoại hối mở cao hơn hạn mức được cấp để tìm kiếm lợi nhuận, làm cho cơng tác quản trị rủi ro gặp khó khăn trong q trình thực hiện.
- CVKD chưa sử dụng công cụ lệnh trong quá trình giao dịch ngoại hối để thực hiện chốt lời hoặc dừng lỗ. Khi CVKD đang duy trì trạng thái ngoại hối mở và tỷ giá biến động mạnh thì CVKD khơng kịp giao dịch đóng trạng thái để dừng lỗ trong hạn mức được cấp hoặc có thể do tâm lý chờ giá quay đầu nên CVKD do dự trong các giao dịch dừng lỗ, dẫn đến những rủi ro vượt ngồi tầm kiểm sốt.
- Phòng KDTT chưa sử dụng thường xun các cơng cụ tài chính phái sinh trong các giao dịch để ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động KDNH khi tỷ giá biến động mạnh.
- Hiện nay, CVKD chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch và thường quyết định giao dịch theo nhận định xu hướng thị trường riêng của từng cá nhân. Các CVKD chưa có sự kết hợp với nhau để cùng phân tích, đánh giá và thảo luận nhằm đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý trong ngày.
- Chuyên viên quản trị rủi ro của ngân hàng chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản trị rủi ro KDNH, chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực KDNH.
Vì vậy, chuyên viên quản trị rủi ro chưa chủ động ngăn chặn những giao dịch bị sai phạm trong hiện tại và chưa phát hiện được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, để cảnh báo và ngăn chặn kịp thời các hoạt động KDNH hiện tại của phòng KDTT.
- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng chưa theo sát với những giao dịch ngoại hối, dẫn đến việc dễ xảy ra một số rủi ro do CVKD chưa tuân thủ đúng phân cấp hạn mức giao dịch được cấp.
- Ngân hàng chưa sử dụng những phần mềm chuyên dùng cho hoạt động kinh doanh ngoại hối. Những phần mềm này sẽ tự động lấy dữ liệu từ các giao dịch trên hệ thống Reuters Dealing và từ các giao dịch trực tuyến để cập nhật vào hệ thống Corebanking của ngân hàng. Những phần mềm này sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro do yếu tố con người gây ra trong quá trình nhập liệu, kiểm soát chứng từ và giảm thời gian hạch toán chứng từ.
- Ngân hàng TMCP Nam Á chỉ được một TCTD nước ngoài cấp hạn mức giao dịch ngoại hối dẫn đến những rủi ro trong quá trình hoạt động KDNH tại đơn vị. Khi trạng thái ngoại hối của ngân hàng còn mở vào buổi tối rất dễ xảy ra rủi ro, vì buổi tối là phiên giao dịch của Mỹ và các nước Châu Âu nên tỷ giá biến động rất mạnh. Khi đó ngân hàng chỉ có thể thực hiện giao dịch đóng trạng thái với Ngân hàng Nova Scotia, nếu giá cả của TCTD này không tốt hoặc vì một lý do nào đó mà TCTD nước ngồi này khơng thể thực hiện giao dịch thì Ngân hàng TMCP Nam Á sẽ gặp rủi ro.
- Ngân hàng TMCP Nam Á chưa thực hiện cấp hạn mức giao dịch ngoại hối cho từng TCTD và cho từng nghiệp vụ kinh doanh cụ thể. Vì vậy, CVKD chưa có