Vì những lý do này và trước địi hỏi của xu hướng phát triển mới, để đảm bảo an tồn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với những tập đồn ngân hàng lớn có phạm vi hoạt động quốc tế, phiên bản mới của hiệp ước Basel I (gọi là Basel II) đã được hồn thiện và ra đời. Basel II có hiệu lực từ tháng 1/2007 và kết thúc thời gian chuyển đổi đến năm 2010.
Basel II tạo một bước hoàn thiện hơn trong xác định tỷ lệ an toàn vốn nhằm khắc phục các hạn chế của Basel I và khuyến khích các ngân hàng thực hiện các phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến hơn.
Basel II đưa ra một loạt các phương án lựa chọn, cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động ngân hàng. Basel II bao gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản lý rủi ro và được cấu trúc theo 3 mức:
Cấp độ I: quy định yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng và rủi ro
hoạt động.
Cấp độ II: đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình giám sát.
Cấp độ III: yêu cầu các ngân hàng cần cung cấp các thông tin cơ bản liên
quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thị trường. Basel II đề xuất 2 phương pháp:
Phương pháp chuẩn: phương pháp tiếp cận này đo lường rủi ro tín dụng
tương tự như Basel I, nhưng ở mức độ nhạy cảm với rủi ro hơn vì theo phương pháp này, sẽ sử dụng phân hạng tài chính do các tổ chức phân hạng độc lập cung cấp làm hệ số khi tính tốn tài sản điều chỉnh theo rủi ro.
Phương pháp phân hạng nội bộ: phương pháp này chủ yếu dựa vào đánh giá
nội bộ của ngân hàng về hệ số rủi ro để xác định tỷ lệ vốn cần thiết, mà vẫn dựa vào hướng dẫn của Ủy ban Basel để xác định rủi ro cho từng loại tài sản gồm:
o Yếu tố cấu thành rủi ro: gồm các đánh giá về hệ số rủi ro (xác suất rủi ro, tổng số tiền của món vay, số tiền cho vay có khả năng thất thốt, thời hạn cho vay hiệu quả) do ngân hàng tự tính tốn.
o Phương trình rủi ro: cơng thức để tính tốn tài sản điều chỉnh theo rủi ro dựa vào các yếu tố cấu thành theo rủi ro.
o Mức yêu cầu vốn tối thiểu: tiêu chuẩn tối thiểu cho một ngân hàng sử dụng phương pháp phân hạng nội bộ cho từng loại tài sản.
Về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, Basel II đề cập tới vấn đề vốn tự có của tổ chức tín
dụng, các tài sản được điều chỉnh theo mức độ rủi ro trong đó nhấn mạnh tới các phương pháp để tính mức độ rủi ro tín dụng như phương pháp chuẩn hóa, phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.
Về quy trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý, Basel II đưa ra 4 quy tắc cơ bản
giám sát và quản trị ngân hàng gồm:
Các ngân hàng phải có 1 quy trình đánh giá mức vốn an tồn tương ứng với cơ cấu rủi ro của ngân hàng và 1 chiến lược để duy trì mức vốn của mình.
Các cơ quan quản lý phải liên tục xem xét và đánh giá hệ thống xác định vốn an toàn của nội bộ các ngân hàng cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ đối với quy định về tỷ lệ vốn tối thiểu. Đồng thời các cơ quan quản lý cũng phải có biện pháp can thiệp thích đáng nếu họ khơng hài lòng về kết quả đánh giá.
Các cơ quan quản lý phải yêu cầu các ngân hàng hoạt động với mức vốn cao hơn mức vốn an tồn tối thiểu và phải có khả năng bắt các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu.
Các cơ quan quản lý phải sớm can thiệp nhằm ngăn chặn vốn của ngân hàng tụt xuống thấp hơn mức yêu cầu và phải yêu cầu ngân hàng có biện pháp sửa chữa kịp thời nếu mức vốn an tồn khơng được khơi phục và duy trì.
Trong các quy tắc thị trường, Basel II đưa ra các khuyến cáo là ngân hàng phải có
chính sách về tính minh bạch và cơng khai được hội đồng quản trị thơng qua. Chính sách này phải thể hiện rõ các mục tiêu và chiến lược dành cho việc cơng khai hóa các thơng tin về thực trạng tài chính và hoạt động ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng cũng phải xây dựng kế hoạch thực hiện cơng khai tài chính bao gồm cả chu kỳ
cơng bố, đó là cơng khai cơ cấu vốn, công khai cơ cấu rủi ro và các đánh giá rủi ro, công khai hiện trạng phù hợp vốn.