THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 42)

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1 Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc từ năm 2009 đến tháng 8/2011: 8/2011:

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, để thực hiện chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ sau: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.

Trong phạm vi của đề tài này, chúng ta chỉ xét đến công cụ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Khi sử dụng công cụ này, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng để điều hành chính sách tiền tệ.

Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và lãi suất tái chiết khấu là cơ sở để các ngân

hàng thương mại áp dụng hình thành nên lãi suất giao dịch với các doanh nghiệp và cá nhân.

Lãi suất liên ngân hàng là loại lãi suất cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng thương

mại được hình thành trên thị trường liên ngân hàng.

Việc xác định lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ là cơ sở để xác định lãi suất ngắn hạn, từ đó xác định lãi suất trung và dài hạn của nền kinh tế. Vì vậy, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các tín hiệu của Ngân hàng Nhà nước thông qua các kênh truyền dẫn mà tác động đến mặt bằng lãi suất nói chung. Lãi suất có tác động điều tiết trực tiếp hoạt động huy động vốn và tín dụng của ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến lợi nhuận của ngân hàng.

Từ đầu năm 2009 đến nay, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đã biến động như sau:

Diễn biến của 3 loại lãi suất chỉ đạo này được mô tả lại qua biểu đồ sau:

LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN Giá trị Ngày áp dụng Giá trị Ngày áp dụng 14% 05/2011 13% 04/2011 12% 03/2011 11% 02/2011 9% 11/2010 8% 12/2009 7% 04/2009 8% 02/2009 9.50% 12/2008

LÃI SUẤT TÁI CHIẾT KHẤU Giá trị Ngày áp dụng Giá trị Ngày áp dụng 13% 05/2011 12% 03/2011 7% 11/2010 6% 12/2009 5% 04/2009 6% 02/2009 7.50% 12/2008

LÃI SUẤT CƠ BẢN Giá trị Ngày áp dụng Giá trị Ngày áp dụng 9% 08/2011 9% 11/2010 8% 12/2009 7% 02/2009 8.50% 12/2008

Biểu đồ 2.1: Lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố từ đầu năm 2009 đến 08/2011

Lãi suất tái chiết khấu

Nguồn: số liệu được tổng hợp từ website Ngân hàng Nhà nước (www.sbv.org.vn)

Bảng 2.1: Lãi suất chỉ đạo do ngân hàng nhà nƣớc công bố từ đầu năm 2009 đến 08/2011

Cho đến tháng 8/2011 thì mức lãi suất cơ bản là 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu là 13%/năm và lãi suất tái cấp vốn là 14%/năm.

Lãi suất cơ bản khá ổn định từ đầu năm 2009 đến nay. Đầu năm 2009, lãi suất cơ

bản giảm do vào thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện chính sách kích cầu để hỗ trợ nền kinh tế. Trong cả năm 2010, Ngân hàng Nhà nước chỉ điều chỉnh lãi suất cơ bản duy nhất 1 lần (tăng từ 8% lên 9% vào tháng 11/2010), ít hơn rất nhiều so với 8 lần điều chỉnh trong năm 2008. Mức lãi suất cơ bản đó vẫn được duy trì cho đến thời điểm hiện nay mặc dù lãi suất thị trường có nhiều biến động. Trái lại, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu lại biến động rất nhiều. Từ

đầu năm 2011 đến nay Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. So với lúc đầu năm 2011 thì đến nay lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đã tăng lên khoảng 3 – 4%.

Trở về thời điểm năm 2010, để kéo mặt bằng lãi suất xuống theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã duy trì lãi suất tái chiết khấu và lãi suất thị trường mở ở mức 7%/năm, thấp hơn so với mặt bằng chung. Tuy nhiên mục tiêu này của Ngân hàng Nhà nước đã bị các ngân hàng thương mại làm cho méo mó. Tận dụng lợi thế nắm giữ các giấy tờ có giá, các ngân hàng thương mại lớn đã vay vốn giá rẻ của Ngân hàng Nhà nước, song không dùng lượng vốn này để giảm lãi suất và đầu tư cho nền kinh tế mà lại đầu tư vào trái phiếu Chính phủ để quay vịng kiếm lợi. Thậm chí nhiều ngân hàng cịn mang nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại nhỏ khác vay trên thị trường liên ngân hàng.

Thế nhưng việc Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất tái chiết khấu, lãi suất thị trường mở lên 12%/năm vào ngày 08/03/2011, cao hơn mức trần lãi suất trái phiếu chính phủ và sát với mức lãi suất huy động vốn trên thị trường đã chấm dứt tình trạng này. Dịng vốn qua đó sẽ được tập trung cho nền kinh tế chứ không chảy vào trái phiếu chính phủ như năm 2010.

Tuy nhiên, với việc tăng lãi suất như vậy, các ngân hàng thương mại sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn khi vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước và khi đó lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng lên. Cùng lúc với việc Ngân hàng Nhà

nước siết chặt tín dụng ở lĩnh vực phi sản xuất và xử lý mạnh tay đối với việc ngân hàng thương mại nào vượt trần huy động lãi suất tiền gửi thì các ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong việc huy động vốn để chuyển dịch cơ cấu cho vay. Vì vậy dù lãi suất thị trường liên ngân hàng đang nóng nhưng nhiều ngân hàng vẫn phải chấp nhận vay trên thị trường này khi khó huy động trên thị trường tiền gửi dân cư.

Biểu đồ 2.2 dưới đây thể hiện sự biến động của lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm từ đầu năm 2009 đến 08/2011.

Với biểu đồ này, có thể thấy rằng diễn biến của lãi suất thị trường liên ngân hàng trong thời gian qua khá phức tạp. Nổi bật nhất là hai giai đoạn: giai đoạn từ cuối năm 2009 đến khoảng tháng 2 năm 2010 và giai đoạn từ đầu năm 2011 đến nay. Cả hai giai đoạn này, lãi suất bình quân liên ngân hàng đều tăng cao đột ngột so với thời gian trước đó.

Ở giai đoạn đầu tiên, lãi suất tăng cao là do vào cuối năm 2009 đến đầu năm 2010,

Ngân hàng Nhà nước vẫn khống chế trần lãi suất không được vượt quá 150% lãi

Biểu đồ 2.2: Lãi suất bình quân liên ngân hàng (thời hạn qua đêm) do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố từ đầu năm 2009 đến 8/2011

Nguồn: số liệu được tổng hợp từ website Ngân hàng Nhà nước (www.sbv.org.vn)

Giai đoạn 1

suất cơ bản. Điều này đã làm cho các ngân hàng bị khó khăn trong việc huy động vốn. Do đó, đã có một cuộc đua lãi suất của các ngân hàng trong khoảng thời gian này, và để giải quyết nhu cầu về vốn, các ngân hàng đã chấp nhận vay vốn giá cao trên thị trường hai.

Ở giai đoạn thứ hai là giai đoạn từ đầu năm 2011 đến nay, lãi suất bình quân liên

ngân hàng còn tăng cao hơn cả giai đoạn trước đó. Lý do là ở giai đoạn này, lạm phát trong nước đã tăng rất cao, đồng thời nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ trở nên rất cấp bách, vì thế mà các ngân hàng vẫn chấp nhận vay vốn với lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng.

Bảng 2.2 tiếp theo thống kê lại các văn bản pháp luật nổi bật nhất của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ bằng công cụ lãi suất từ năm 2008 đến tháng 8/2011:

Số văn bản Ngày ban hành Nội dung

04/2011/TT-NHNN 10/03/2011 Quy định tổ chức tín dụng được áp dụng mức lãi

suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn.

02/2011/TT-NHNN 03/03/2011 Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng

đồng Việt Nam là 14%/năm, kể cả các khoảng khuyến mại dưới mọi hình thức.

22/2011/TT-NHNN 30/08/2011 Sửa đổi bổ sung Thông tư 13/2010/QĐ-NHNN.

19/2010/TT-NHNN 27/09/2010 Sửa đổi bổ sung Thông tư 13/2010/QĐ-NHNN.

13/2010/TT-NHNN 20/05/2010 Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong

hoạt động của tổ chức tín dụng.

Bảng 2.2: Các văn bản pháp luật do Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành từ 2008 đến 08/2011 về việc điều hành lãi suất

12/2010/TT-NHNN 14/04/2010 Hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thoả thuận.

07/2010/TT-NHNN 26/02/2010 Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo

lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

02/2009/TT-NHNN 03/02/2009 Quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất 4%

cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh.

16/2008/QĐ-NHNN 16/5/2008 Quyết định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản

bằng đồng Việt Nam: lãi suất kinh doanh của các ngân hàng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố hằng tháng.

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam từ 2009 đến 08/2011 từ 2009 đến 08/2011

2.2.1 Cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua: thời gian qua:

Năm 2009, việc Ngân hàng Nhà nước vẫn quy định mức trần lãi suất bằng 150% lãi

suất cơ bản1 đã tạo sức ép to lớn lên lợi nhuận của các ngân hàng. Cụ thể, để giải quyết nhu cầu vốn vay tăng mạnh trong thời gian cuối năm, các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất huy động. Bên cạnh đó, định mức tăng trưởng dư nợ tín dụng do Ngân hàng Nhà nước đặt ra để kiềm chế lạm phát trong năm 2009 cũng đã hạn chế hoạt động cho vay của của nhiều ngân hàng. Đa số ngân hàng trong nước đều gặp phải khó khăn chung là sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động và cho vay. Trong suốt những tháng cuối năm 2009, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất tiền gửi tập trung cho cả ngắn và trung hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)