GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
3.3.5 Củng cố hệ thống ngân hàng:
Đẩy mạnh việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm lành mạnh hoá hệ thống và hình thành một hệ thống ngân hàng với các nhóm ngân hàng tương đối đồng nhất. Mỗi nhóm ngân hàng có các phân đoạn thị trường khác nhau và cạnh tranh chủ yếu diễn ra trong nội bộ từng nhóm. Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam ở trình độ, qui mơ phát triển rất khác nhau, thực hiện cạnh tranh không lành mạnh, tiềm ẩn rủi ro đối với cả hệ thống. Vì thế, q trình cơ cấu lại để lành mạnh hóa hệ
thống ngân hàng nên theo hướng thu hẹp phạm vi hoạt động của một số ngân hàng, hoặc mua lại. Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước, giảm bớt phần vốn của Nhà nước tại các ngân hàng thương mại Nhà nước đã cổ phần hóa bằng cách phát hành thêm cổ phiếu gọi vốn, nhằm đảm bảo một mơi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng trong cùng phân khúc thị trường. Tiếp tục hồn thiện mơ hình tổ chức của các ngân hàng, đảm bảo mức độ chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng các nhu cầu đa dạng và lợi ích đem lại cho từng nhóm đối tượng khác hàng. Để làm được điều này, Ngân hàng Nhà nước cần phải:
Một là Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng văn bản pháp lý về tiền gửi
một cách minh bạch, rõ ràng và thống nhất, trong đó phân loại cụ thể các khoản tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và cả những biến thể của nó cùng phương pháp xác định lãi suất phổ biến.
Hai là, để có thể gắn kết được lợi ích với rủi ro ở mức nhất định, khắc phục tình
trạng các ngân hàng đặt mức lãi suất huy động cao, nhưng ngân hàng cũng như khách hàng không phải chịu rủi ro lớn, thì một mặt cần minh bạch việc quản lý nhà nước về tiền tệ, đi đôi với phát triển hạ tầng tài chính ngân hàng, đặc biệt là hệ thống xếp hạng tín nhiệm; mặt khác cần nhanh chóng sắp xếp lại mạng lưới các ngân hàng hướng tới một hệ thống hiện đại, chuyên nghiệp; có các chế tài đủ mạnh xử phạt các trường hợp vi phạm kinh doanh tiền tệ trên thị trường, thậm chí thu hồi giấy phép của một vài đơn vị mới đủ sức răn đe, lập lại trật tự kỷ cương trên thị trường này.
Ba là, khi thị trường bất ổn, giá cả biến động mạnh…cần thiết phải sử dụng các
biện pháp hành chính để ổn định thị trường. Vấn đề cần xem là các giải pháp hành chính chỉ là tạm thời, phải nhanh chóng xúc tiến các điều kiện cần thiết để có thể quản lý bằng các biện pháp gián tiếp. Nếu trong xã hội các nhu cầu chính đáng về vốn khơng được đáp ứng từ thị trường chính thức, thì những méo mó về giá vốn lại có đất hoạt động trở lại, Ngân hàng Nhà nước khơng có đủ nguồn lực để kiểm tra, giám sát lâu dài. Trong trung hạn, để thị trường tiền tệ phát triển ổn định, cần củng cố nền tảng kinh tế, nâng cao giá trị tiền đồng, thiết lập các điều kiện cần thiết về hệ
thống thông tin, tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các ngân hàng phát triển bền vững.