4 Xem Thông tư 02/2011/TT-NHNN ở bảng 2
2.2.2 Đo lường rủi ro lãi suất tại các ngân hàng: 1 Đo lường theo mơ hình định giá lại:
2.2.2.1 Đo lường theo mơ hình định giá lại:
Theo mơ hình định giá lại, ta cần đo lường sự biến động của giá trị nợ và tài sản theo sự biến động của lãi suất. Từ đó, tiếp tục tính khe hở nhạy cảm lãi suất là hiệu số của tài sản nhạy lãi và các khoản nợ nhạy lãi.
Bảng 2.3 dưới đây là số liệu về tổng tài sản nhạy lãi và tổng nợ nhạy lãi cùng với
khe hở nhạy cảm lãi suất của 18 ngân hàng thương mại Việt Nam vào cuối năm 2010.
Ngân hàng Vốn điều lệ Tổng tài sản nhạy lãi
Tổng nợ
nhạy lãi IS GAP
Navibank 1.820.235 12.859.823 12.896.454 (36.631) HD Bank 2.000.000 27.047.909 26.614.222 433.687 Saigon Bank 2.460.000 9.721.939 12.005.208 (2.283.269) OCB 2.635.000 15.700.732 15.644.366 56.366 Việt Á 2.936.893 11.531.585 14.068.468 (2.536.883) HabuBank 3.000.000 20.263.283 31.534.705 (11.271.422) Southern Bank 3.049.000 37.522.081 52.030.702 (14.508.621) SHB 3.497.519 31.059.793 45.200.635 (14.140.842) Ocean Bank 3.500.000 28.459.201 45.783.516 (17.324.315) Liên Việt 3.650.000 25.013.389 30.223.041 (5.209.652) SCB 4.184.795 40.259.451 42.580.776 (2.321.325) Techcombank 6.932.184 127.622.115 131.683.564 (4.061.449) Military Bank 7.300.000 92.514.662 94.051.038 (1.536.376) Sacombank 9.179.230 115.012.666 125.948.114 (10.935.448) ACB 9.376.965 142.546.769 171.344.933 (28.798.164) Eximbank 10.560.069 109.657.087 88.653.623 21.003.464 Vietcombank 13.223.715 266.142.834 268.868.723 (2.725.889) Vietinbank 15.172.291 308.383.833 306.760.259 1.623.574
Theo bảng 2.3, có 4 ngân hàng có tổng tài sản nhạy lãi lớn hơn tổng nợ nhạy lãi, tức
là có khe hở nhạy cảm lãi suất dương, đó là Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HD Bank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank). Như vậy khi lãi suất thị trường thay đổi theo chiều hướng tăng thì lợi nhuận của 4 ngân hàng này sẽ tăng theo. Trong khi đó, các ngân hàng cịn lại vì có khe hở nhạy cảm lãi suất âm (do tổng tài sản nhạy lãi thấp hơn tổng nợ nhạy lãi)
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010 của các ngân hàng
Đvt: Triệu đồng
nên nếu lãi suất thị trường thay đổi theo chiều hướng tăng như vậy thì lợi nhuận của các ngân hàng này sẽ giảm và rủi ro lãi suất xuất hiện.
Để phân tích rõ hơn điều này, tôi dùng biểu đồ minh họa cho mức thay đổi lợi nhuận của các ngân hàng theo mức thay đổi lãi suất thị trường. Các biểu đồ được vẽ dựa trên 3 yếu tố sau đây:
Mức thay đổi lãi suất thị trường được giả sử là nằm trong khoảng từ -10% đến +10%, tức là khi lãi suất thị trường giảm từ -1% đến -10% hoặc tăng từ 1% đến 10% thì lợi nhuận của ngân hàng thay đổi như thế nào.
Mức thay đổi lợi nhuận theo lãi suất được tính theo cơng thức (1.4).
Các ngân hàng được phân loại theo 3 nhóm dựa trên mức vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2010:
Nhóm 1 gồm các ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ, dưới 3000 tỷ đồng, tức là chưa đạt được mức vốn pháp định Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.
Nhóm 2 gồm các ngân hàng có vốn điều lệ trung bình, từ 3000 tỷ đến dưới 10.000 tỷ đồng.
Nhóm 3 gồm các ngân hàng có vốn điều lệ lớn, từ 10.000 tỷ đồng trở lên. Sở dĩ có sự phân loại như thế là vì quy mơ hoạt động của ngân hàng (thể hiện bằng mức vốn điều lệ) có ảnh hưởng đến quy mơ tổng tài sản của ngân hàng đó. Ngân hàng nào có mức vốn điều lệ lớn thì tổng tài sản cũng lớn. Quy mơ tổng tài sản thì ảnh hưởng đến quy mơ của tổng tài sản có nhạy lãi và tổng nợ nhạy lãi, tức là ảnh hưởng đến độ lớn của khe hở nhạy cảm lãi suất. Như vậy phân loại như thế sẽ làm cho việc phân tích rủi ro lãi suất của các ngân hàng trở nên chi tiết hơn.
HD Bank và OCB có khe hở nhạy cảm lãi suất dương nên mức thay đổi lợi nhuận của 2 ngân hàng này cùng chiều với mức thay đổi lãi suất. Đối với ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank), Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương (Saigon Bank) và Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) khi lãi suất càng tăng thì lợi nhuận của các ngân hàng này càng giảm. Không những thế, mức thay đổi lợi nhuận của Saigon Bank và VietABank theo sự thay đổi lãi suất là rất lớn vì 2 ngân hàng này có khe hở nhạy cảm lãi suất cao nhất trong nhóm này. Trong khi đó thì Navibank và OCB có mức thay đổi lợi nhuận theo lãi suất là rất thấp vì khe hở nhạy cảm lãi suất của 2 ngân hàng này khá nhỏ.
Biểu đồ 2.3: Mức thay đổi lợi nhuận của các ngân hàng có vốn điều lệ dƣới 3000 tỷ đồng theo mức thay đổi lãi suất
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010 của các ngân hàng
Tất cả 10 ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 3000 đến dưới 10.000 tỷ đồng đều có khe hở nhạy cảm lãi suất âm, do đó mức thay đổi lợi nhuận của những ngân hàng này ngược chiều với mức thay đổi lãi suất. Trong đó, ngân hàng nào có khe hở nhạy cảm lãi suất càng lớn thì mức thay đổi lợi nhuận càng lớn. Điển hình là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với khe hở nhạy cảm lãi suất cao nhất là – 28.798.164 triệu đồng, tức là nếu lãi suất tăng 1% thì lợi nhuận của ACB sẽ giảm 28.798.164 triệu đồng và ngược lại. Trái với ACB, Ngân hàng TMCP Quân Đội (Military Bank) có khe hở nhạy cảm lãi suất nhỏ nhất trong nhóm này là – 1.536.376 triệu đồng nên mức thay đổi lợi nhuận của ngân hàng này theo lãi suất là không nhiều. Nếu lãi suất tăng 1% thì lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quân Đội chỉ giảm – 1.536.376 triệu đồng.
Biểu đồ 2.4: Mức thay đổi lợi nhuận của các ngân hàng có vốn điều lệ từ 3000 đến dƣới 10.000 tỷ đồng theo mức thay đổi lãi suất
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010 của các ngân hàng
Trong nhóm 3 ngân hàng có mức vốn điều lệ cao nhất này thì Eximbank và Vietinbank có khe hở nhạy cảm lãi suất dương nên sự thay đổi lợi nhuận của 2 ngân hàng này cùng chiều với sự thay đổi lãi suất. Cịn Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) có khe hở nhạy cảm lãi suất âm nên sự thay đổi lợi nhuận của nó ngược chiều với sự thay đổi lãi suất. Mặc dù trong nhóm này Vietinbank có mức vốn điều lệ cao nhất, cũng như có quy mô tổng nợ nhạy lãi và tổng tài sản nhạy lãi cao nhất nhưng chênh lệch giữa 2 quy mơ này lại ít (1.623.574 triệu đồng) nên lợi nhuận của Vietinbank bị ảnh hưởng ít khi lãi suất thay đổi. Nếu lãi suất thị trường giảm 1% thì lợi nhuận của Vietinbank chỉ giảm 1.623.574 triệu đồng.