Quản lý lãi suất đầu ra dựa trên quản trị tài sản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 36)

1.4.7.3.1 Quản trị tài sản:

Quản trị tài sản là quản lý các danh mục sử dụng vốn của ngân hàng nhằm tạo 1 cơ cấu tài sản thích hợp để đảm bảo ngân hàng hoạt động kinh doanh an tồn và có lãi. Để thực hiện quản trị tài sản, ngân hàng có các phương pháp sau:

 Phân bổ nguồn vốn hợp lý để hình thành tài sản:

Cách 1 là căn cứ vào tính thanh khoản của danh mục tài sản, ngân hàng phân bổ

nguồn vốn thành dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp. Dư trữ sơ cấp nhằm đáp ứng cho những nhu cầu chi trả hằng ngày, thương xuyên còn dự trữ thứ cấp đáp ứng cho những nhu cầu mang tính chu kỳ hoặc đột xuất khi dự trữ sơ cấp không đủ đáp ứng.

Cách 2 là căn cứ vào đặc điểm và tính chất của nguồn hình thành tài sản, ngân hàng

sẽ sử dụng những nguồn vốn ngắn hạn để hình thành nên các tài sản ngắn hạn và sử dụng nguồn vốn dài hạn cho những tài sản dài hạn.

Cách 3 là ngân hàng dùng phương pháp tập trung quỹ. Tức là tất cả nguồn vốn đều

được tập trung vào 1 nguồn quỹ duy nhất, say đó sẽ phân bổ quỹ hình thành nên các tài sản 1 cách thích hợp.

Cách 4 là ngân hàng thiết lập các trung tâm. Mỗi trung tâm ứng với 1 nguồn vốn

của ngân hàng. Các trung tâm này như những ngân hàng nhỏ trong ngân hàng lớn và có nhiêm vụ phân chia vốn của mình cho các tài sản 1 cách thích hợp.

Cách 5 là ngân hàng dùng mơ hình lập trình tuyến tính. Ngân hàng sẽ xác định tỷ

suất lợi nhuận mang lại của từng loại tài sản, sau đó đặt ra hàm số với các biến là khối lượng tương ứng của từng loại tài sản đó trong danh mục. Các biến này sẽ được xác định sao cho hàm số đạt giá trị cực đại, tức là lợi nhuận ngân hàng mang về là cao nhất.

 Quản trị dự trữ:

Dự trữ là 1 phần trong tài sản của ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phát sinh, các khoản chi trả, chi tiêu và cho vay thường xuyên của ngân hàng. Ngân hàng cần tránh để cho dự trữ quá nhiều hoặc q ít so với quy mơ hoạt động của mình. Dự trữ gồm có tiền mặt, tiền gửi ngân hàng khác và các tài sản có tính thanh khoản cao để thỏa mãn các nhu cầu về rút tiền, thanh toán nợ và các khoản tiền đến hạn của khách hàng.

 Quản trị danh mục tín dụng:

Ngân hàng cần phải xây dựng 1 chính sách tín dụng hiệu quả sao cho đạt được mục tiêu về tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả, đúng chiến lược phát triển của ngân hàng.

 Xây dựng chính sách đầu tư hiệu quả:

Ngân hàng cần xác định cơ cấu danh mục chứng khốn theo nhóm thanh khoản và nhóm đầu tư tạo thu nhập. Cần xác định tỷ trọng của khoản mục đầu tư chứng

khoán trong tổng danh mục tài sản là bao nhiêu và phải biết rõ khả năng cầm cố chứng khoán, chiết khấu hoặc tái chiết khấu khi nhu cầu vốn phát sinh.

1.4.7.3.2 Quản lý lãi suất đầu ra:

Lãi suất đầu ra hay lãi suất cho vay là 1 yếu tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Việc quyết định lãi suất đầu ra phải dựa trên các thông số về mức kỳ vọng sinh lời của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR.

Mức sàn lãi suất đầu ra được cấu thành từ các yếu tố sau:

 Chi phí huy động vốn;

 Chi phí hoạt động;

 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng;

 Chi phí thanh khoản;

 Chi phí vốn chủ sở hữu.

Các yếu tố này chính là lãi suất đầu vào của ngân hàng như đã trình bày ở trên. Như vậy lãi suất đầu ra được tính theo các phương pháp sau:

 Phương pháp điều chỉnh rủi ro trên giá vốn:

Theo cách này thì lãi suất đầu ra bằng lãi suất đầu vào cộng với mức lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng.

 Phương pháp dựa trên lãi suất cơ sở:

Vì hạn chế của phương pháp điều chỉnh rủi ro trên giá vốn là giả sử ngân hàng phải tính tốn được chính xác những chi phí trong hoạt động, khơng tính tới yếu tố cạnh tranh trên thị trường và bỏ qua yếu tố thời gian vay. Do đó phương pháp thứ 2 này đưa ra khái niệm lãi suất cơ sở, hay còn gọi là lãi suất tham chiếu. Đây là lãi suất thấp nhất mà ngân hàng áp dụng trên khoản cho vay ngắn hạn đối với các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất. Theo phương pháp này, lãi suất cho vay được tính bằng lãi suất cơ sở cộng với tỷ lệ rủi ro tín dụng dự kiến và tỷ lệ rủi ro kỳ hạn dự kiến.

Theo cách này, ngân hàng sẽ thường xuyên xác định lãi suất cho vay bình quân của thị trường theo từng kỳ hạn để làm cơ sở xác định lãi suất cho vay của mình. Dựa trên việc cân đối dòng tiền vào và ra, mức độ rủi ro thanh khoản, mức độ cạnh tranh, ngân hàng sẽ quyết định lãi suất cho vay của ngân hàng nhưng không thấp hơn mức sàn lãi suất cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)