Thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 102 - 105)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

3.3.6 Thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng:

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để tăng năng lực cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhỏ là điều hết sức cần thiết nhưng đây là 1 quá trình lâu dài và tốn kém, trong đó Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ trì xây dựng đề án. Để thực hiện tái cấu trúc ngân hàng thành cơng thì cần phải xử lý 3 vấn đề, đó là tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tổ chức và hoạt động ngân hàng và thứ 3 là tái cấu trúc toàn bộ hệ thống giám sát.

Trong quá trình tái cấu trúc thì khâu tái cơ cấu tài chính là trọng tâm nhất vì nó có nhiệm vụ xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Để làm được điều này cần 1 cuộc tổng thanh tra toàn diện về tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng, sau đó tiến hành xử lý từ các nguồn như khoản tiền trích lập dự phịng của chính các ngân hàng, sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước, huy động trên thị trường chứng khốn hoặc vay nước ngồi để thực hiện tái cấu trúc.

Song song với việc thực hiện tái cơ cấu tài chính thì các ngân hàng phải thực hiện tái cơ cấu tổ chức và hoạt động. Các ngân hàng cần rà sốt lại tồn bộ hoạt động dịch vụ hiện tại. Dịch vụ nào hoạt động tốt thì tiếp tục phát triển, dịch vụ nào cần hạn chế thì phải có những giải pháp kiểm sốt kịp thời. Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước cũng cần đánh giá lại hiệu quả của toàn bộ hệ thống quản trị rủi ro ở các ngân hàng, rà soát số lượng chi nhánh để chấn chỉnh những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng.

Sau cùng là để tái cấu trúc hiệu quả thì Ngân hành Nhà nước cần chấn chỉnh lại hoạt động của cơ quan giám sát. Theo đó, cần có chương trình giám sát đặc biệt, phân định rõ ràng nhiệm vụ của các Bộ ngành như Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Bộ tài chính, …

Như vậy, trước mắt Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện 1 số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Ngân hàng Nhà nước cần đánh giá đúng thực trạng, giám sát chặt chẽ những ngân hàng có nguy cơ mất vốn, mất khả năng chi trả. Từ đó có sự hỗ trợ để các ngân hàng này khơng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích 1 vài ngân hàng lớn thỏa thuận với 1 số ngân hàng yếu hiện nay để hợp nhất hoặc tương trợ nhau trong giai đoạn khó khăn thanh khoản. Ngân hàng Nhà nước cũng có thể đứng ra chủ trì để thực hiện thành công việc hỗ trợ hợp nhất, sáp nhập ngân hàng nhằm tạo sự lan tỏa tới các ngân hàng khác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên các phân tích được thực hiện trong chương 2.

Các giải pháp ở chương 3 chia làm 2 phần. Phần thứ 1 là các giải pháp chung

dành cho các ngân hàng. Phần thứ 2 là các giải pháp riêng cho từng nhóm ngân

hàng vì mỗi nhóm có những đặc điểm khác nhau trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất đã được phân tích đanh giá ở chương 2.

Sau cùng chương 3 nêu lên 1 số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ các ngân hàng trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của mình.

KẾT LUẬN

Luận văn nghiên cứu về hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở mối quan hệ giữa nợ và tài sản của các ngân hàng.

Chương 1 là phần cơ sở lý luận vững chắc cho các nghiên cứu được thực hiện trong đề tài.

Chương 2 là nội dung chính của đề tài bao gồm các phân tích gắn liền lý luận với thực tiễn trong hoạt động của ngân hàng. Tất cả các phân tích về hoạt động quản trị rủi ro lãi suất ở chương này đều xoay quanh mối quan hệ giữa nợ và tài sản của ngân hàng.

Cuối cùng là chương 3 với các giải pháp và kiến nghị được đúc kết từ các nghiên cứu ở những chương trước để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng.

Trong phạm vi của đề tài thì những nghiên cứu này chỉ tập trung phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro lãi suất. Do đó, đề tài cịn gợi mở nhiều hướng nghiên cứu khác sau này dựa trên vấn đề rủi ro lãi suất đó là hướng nghiên cứu về rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng tại các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)