Xem Quyết định 6/2008/QĐ-NHNN ở bảng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)

Năm 2010 là một năm bất ổn về lãi suất với mức độ biến động khôn lường. Lãi suất

tăng mạnh, đặc biệt trong những tháng cuối năm với mức lãi suất huy động phổ biến 14-16%, lãi suất cho vay chạm 19-20%. Cuộc chiến lãi suất này đã gây khơng ít trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đáng chú ý, cuộc chạy đua lãi suất này bắt đầu từ khi Ngân hàng Nhà nước bất ngờ cho phép các ngân hàng thương mại được áp dụng lãi suất thỏa thuận2, mặc dù một thời gian dài trước đó đã phải dùng nhiều biện pháp hạ mặt bằng lãi suất.

Những yếu tố chính đẩy lãi suất trong năm vừa qua tăng cao, vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp là:

 Tình trạng lạm phát cao vượt mọi dự kiến (kế hoạch 8% nhưng thực tế 11,75%) khiến cho người dân có tâm lý khơng muốn giữ tiền mặt mà chuyển sang các tài sản có tính an tồn cao hơn như USD, vàng và bất động sản để giữ giá trị tài sản của mình một cách hợp lý nhất. Điều này khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, buộc họ phải đẩy lãi suất huy động lên cao để thu hút người dân gửi tiết kiệm.

 Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước lại thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn từ 8% lên 9%. Đồng thời triển khai áp dụng Thông tư 133

với ba điểm quan trọng là nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9%, quy định tổng cho vay không vượt quá 80% tổng huy động vốn của ngân hàng thương mại, đồng thời nâng hệ số rủi ro đối với các khoản đầu tư bất động sản và chứng khoán từ 100% lên 250%. Chính vì vậy, các ngân hàng buộc phải hạn chế cho vay và tăng cường huy động bằng việc tăng lãi suất nhằm đáp ứng những quy định trên.

2 Xem Thông tư 07/2010/TT-NHNN và Thông tư 12/2010/TT-NHNN ở bảng 2.2 3 Xem Thông tư 13/2010/TT-NHNN ở bảng 2.2 3 Xem Thông tư 13/2010/TT-NHNN ở bảng 2.2

 Lãi suất bị đẩy lên cao như vậy một phần do sức ép lợi nhuận từ các cổ đông. Việc phải chạy theo lợi nhuận của các cổ đông rất mệt mỏi và luôn đặt ngân hàng vào tình thế khó khăn.

 Do thiếu vốn nên các ngân hàng phải tìm đến nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng thương mại lớn nhờ đó mà có thể đẩy lãi suất trên thị trường này cao hơn trước. Các ngân hàng thương mại nhỏ vì khơng muốn bị “phơi bụng” về tình hình thiếu thanh khoản của mình nên đành chấp nhận vay vốn với lãi suất cao trên thị trường thứ hai này.

Chuyển sang năm 2011, từ ngân hàng cho đến người gửi tiền đều luôn nhấp nhỏm

lo lắng với lãi suất không ngừng tăng lên và liên tục căng thẳng đã buộc Ngân hàng Nhà nước phải vào cuộc để duy trì ổn định thị trường tiền tệ.

Ngày 03/03/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN4 yêu cầu các ngân hàng ấn định lãi suất huy động tối đa ở mức 14%/năm, kể cả khuyến mại.

Quyết định này khiến các ngân hàng thương mại nhỏ chịu nhiều áp lực trong việc hút vốn chứ chưa nói gì đến giữ vốn vì khi mức lãi suất được hưởng là như nhau thì người có tiền đem gửi sẽ hướng niềm tin vào ngân hàng thương mại lớn, thương hiệu mạnh hơn là vào ngân hàng thương mại nhỏ, thương hiệu còn yếu. Để giảm thiểu nguy cơ khoảng trống thiếu hụt nguồn vốn ngày một gia tăng và để né quyết định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại nhỏ chỉ còn cách đẩy lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn lên kịch trần.

Liên tục xuất hiện các nghịch lý về lãi suất trong suốt cả năm. Lãi suất công bố danh nghĩa và lãi suất thực chất của các ngân hàng có khoảng cách khá xa, nhất là lãi suất tiết kiệm. Lãi suất huy động được niêm yết theo kiểu dàn hàng ngang với hàng chục kỳ hạn khác nhau, từ tuần cho đến năm. Lãi suất gửi tiền vào ngân hàng còn cao hơn cổ tức trả cho cổ phiếu của nhiều ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)