GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
3.2.1.1 Nâng cao hiệu quả quản trị nợ và tài sản
Do sự yếu kém từ quản trị nợ, quản trị tài sản và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu nên thời gian qua, sự biến động lãi suất đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh sinh lời của các ngân hàng. Để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng phải xây dựng qui trình kiểm sốt và quản lý thanh khoản của các khoản nợ và tài sản nhằm đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh tốn đến hạn, đảm bảo an tồn trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro thanh khoản, từ đó giảm thiểu được rủi ro lãi suất.
3.2.1.1.1 Nâng cao hiệu quả quản trị nợ:
Trong quản trị danh mục nợ, ta chia làm 2 loại là quản trị nguồn vốn tiền gửi và phi tiền gửi.
Quản trị nguồn vốn tiền gửi:
Ngân hàng sử dụng các biện pháp về kinh tế, biện pháp về kỹ thuật và biện pháp tâm lý.
Ngoài ra, ngân hàng cần phải xây dựng kế hoạch nguồn vốn, thực hiện công tác điều hành vốn, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong từng thời kỳ của từng chi nhánh và toàn hệ thống, theo dõi việc thực hiện lãi suất, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động bình quân của từng chi nhánh và tồn hệ thống.Cụ thể:
Thực hiện quy trình quản lý nợ từ chi nhánh đến hội sở. Theo đó hội sở sẽ xây dựng kế hoạch nguồn vốn cho toàn hệ thống bao gồm số lượng, cơ cấu nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng so với năm trước và đề xuất các biện pháp để thực hiện kế hoạch. Thực hiện việc điều hòa vốn trong toàn hệ thống, đảm bảo khả năng thanh tốn nhanh trong tồn hệ thống, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và tiến độ thực hiện công tác nguồn vốn từng thời kỳ.
Quản trị nguồn vốn phi tiền gửi:
Nhu vầu vốn phi tiền gửi phải được xác định trên cơ sở dự đốn nhu cầu tín dụng và đầu tư hiện tại và tương lai của ngân hàng. Nhu cầu vốn phi tiền gửi được xác định bằng công thức sau:
Khi sử dụng các nguồn vốn này, ngân hàng cần cân nhắc các yếu tố sau:
Chi phí tương đối để huy động từ mỗi nguồn vốn phi tiền gửi;
Tính rủi ro của mỗi nguồn vốn;
Yêu cầu về thời gian của nhu cầu vốn;
Quy định hạn chế áp dụng đối với mỗi nguồn vốn;
Quy mô của ngân hàng.
3.2.1.1.2 Nâng cao hiệu quả quản trị tài sản:
Quản trị tài sản cần lưu ý các nguyên tắc sau: Đa dạng hóa danh mục tài sản để phân tán rủi ro.
Phải cân đối 1 cách hợp nhất lý giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của tài sản.
Phải đảm bảo được sự chuyển hóa 1 cách linh hoạt về mặt giá trị giữa các danh mục tài sản để giúp ngân hàng ln có 1 danh mục tài sản phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh.
Phân chia tài sản để quản lý:
Căn cứ vào thứ tự ưu tiên của các khoản mục tài sản gồm có: dự trữ sơ cấp, dự trữ thứ cấp, khoản mục tín dụng, khoản mục đầu tư và tài sản có khác.
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của nguồn hình thành tài sản gồm có nguồn vốn có kỳ hạn ổn định và nguồn vốn có kỳ hạn khơng ổn định. Nguồn vốn có kỳ hạn khơng ổn định được dùng cho dự trữ sơ cấp và cho vay ngắn hạn. Cịn nguồn vốn có kỳ hạn ổn định được dùng để cho vay trung, dài hạn. Riêng vốn điều lệ và các quỹ được dùng để mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ, hùn vốn, liên doanh…
Quản trị dự trữ:
Nhu cầu vốn phi tiền gửi = Tín dụng, đầu tƣ hiện tại và dự tính + Khoản tiền rút ra – Dịng tiền gửi vào hiện tại và dự tính
Dự trữ là 1 phần của tài sản được ngân hàng duy trì song song với tài sản có sinh lời nhằm đảm bảo khả năng thanh tốn tồn bộ các khoản phát sinh, các khoản chi trả, chi tiêu và cho vay thường xuyên.
Quản trị dự trữ gồm có quản trị dự trữ bắt buộc, tiền mặt tại quỹ, tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng khác, tiền đang chuyển.
Quản trị khoản mục cho vay:
Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phát hiện và xử lý các khoản tín dụng có vấn đề trong danh mục cho vay nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro và tìm ra các khoản tín dụng có chất lượng cao, thực hiện phân bổ quy mơ các khoản cho vay để tối đa hóa lợi nhuận.
Quản trị khoản mục đầu tư:
Nhằm tìm kiếm 1 danh mục đầu tư hiệu quả. Cân đối giữa tính sinh lời và tính thanh khoản của chứng khốn đầu tư. Xác định rõ khả năng cầm cố, chiết khấu hoặc tái chiết khấu chứng khoán khi nhu cầu vốn phát sinh.
3.2.1.1.3 Quản trị kết hợp quản trị nợ và quản trị tài sản:
Là việc ngân hàng sử dụng chiến lược quản lý hỗn hợp dựa trên sự dung hòa giữa chiến lược quản lý nợ và chiến lược quản lý tài sản. Chiến lược quản lý hỗn hợp dựa trên các điểm chính sau:
Hoạt động quản lý ngân hàng cần chú trọng kiểm sốt quy mơ, cấu trúc, chi phí và thu nhập của cả hai bên tài sản và nợ.
Quản lý tài sản và nợ phải kết hợp hài hòa sao cho hoạt động quản lý nội bộ ngân hàng thực sự là một quá trình thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau nhằm tối đa hóa thu nhập đồng thời kiểm sốt chặt chẽ các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt.
Thu nhập và chi phí đều có thể xuất phát từ 2 phía của bảng cân đối kế tốn là phía tài sản và phía nguồn vốn. Do đó mục tiêu của ngân hàng là phải tối đa hóa thu nhập, tối thiểu hóa chi phí trong mọi hoạt động dù cho hoạt động đó xuất phát từ phía tài sản hay nguồn vốn.