GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1 Định hƣớng của Ngân hàng Nhà nƣớc về vấn đề lãi suất trong thời gian tới:
Tập trung xây dựng, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn các quy định mới tại luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng.
Duy trì lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất huy động và cho vay của tổ chức tín dụng ở mức hợp lý, phù hợp tình hình cung – cầu vốn thị trường và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phát triển sản xuất.
Tiếp tực hoàn thiện cơ chế điều hành các mức lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước, trong đó lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) đóng vai trị chủ chốt để điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh sát với lãi suất thị trường để phục vụ cho tái cấp vốn đảm bảo khả năng thanh khoản của tổ chức tín dụng, áp dụng mức lãi suất tái cấp vốn thấp hơn đối với một số lĩnh vực tín dụng phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ.
Tiếp tục duy trì trần lãi suất huy động là 14%/năm, hạ lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh thông thường xuống mức 17 – 19%/năm. Trong bối cảnh hiện nay thì mức lãi suất này khá hợp lý. Đối với các đối tượng cho vay khác như cho vay tiêu dùng, các ngân hàng sẽ thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước khẳng định, biện pháp hành chính chỉ là nhất thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng biên pháp kinh tế để thay thế theo lộ trình nhất định.
Trong kế hoạch 5 năm tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ đề ra hạn mức tăng trưởng tín dụng và kiểm soát chặt chẽ hạn mức này. Đặc biệt, hạn mức tăng trưởng tín dụng sẽ khơng cào bằng mà chia theo nhóm ngân hàng và sẽ có một số tiêu chí để xếp loại. Với quan điểm này, Ngân hàng Nhà nước kiên quyết xử lý nghiêm các ngân hàng vi phạm hạn mức tăng trưởng tín dụng để đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho các ngân hàng. Đối với tín dụng phi sản xuất, Ngân hàng Nhà nước sẽ có sự chỉnh sửa
trong thời gian tới. Vì thời gian qua, việc hạn chế tín dụng phi sản xuất đã có đóng góp to lớn vào việc thực hiện mục tiêu chuyển một phần lớn vốn sang cho vay sản xuất nông nghiệp, hoạt động xuất khẩu.
Gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tới của Chính phủ, trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo hướng giảm nhanh số lượng các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém. Để thực hiện tái cấu trúc ngân hàng thành cơng thì cần phải xử lý 3 vấn đề, đó là tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tổ chức và hoạt động ngân hàng và thứ 3 là tái cấu trúc toàn bộ hệ thống giám sát. Tái cấu trúc cũng là tạo ra hệ thống ngân hàng đầy đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu phát triển sắp tới khơng những về vốn mà cịn là các dịch vụ ngân hàng, tạo ra hệ thống ngân hàng đa dạng về quy mơ, về loại hình hoạt động và đa dạng về sở hữu. Mục tiêu trong 5 năm tới, hệ thống ngân hàng sẽ có 2 ngân hàng đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực, và có khoảng 10 – 15 ngân hàng đủ lớn làm trụ cột cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước cũng chấp nhận cho những ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ nhưng có tình hình tài chính lành mạnh hoạt động trong những phân khúc thị trường nhất định. Tái cấu trúc nhưng phải giữ ổn định, không để đổ vỡ ngồi tầm kiểm sốt, hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục là huyết mạch đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định.