1.4.7.2.1 Quản trị nợ:
Quản trị nợ là quản trị nguồn vốn phải trả của ngân hàng nhằm đảm bảo ngân hàng ln có đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển 1 cách hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh khoản ở mức độ chi phí thấp nhất.
Các phương pháp quản trị nợ của ngân hàng gồm có:
Biện pháp kinh tế:
Là biện pháp mà ngân hàng sử dụng các đòn bẩy kinh tế như lãi suất hoặc 1 số công cụ khác để giúp ngân hàng có thể khai thác và huy động vốn các nguồn vốn cần thiết.
Biện pháp kỹ thuật:
Là biện pháp về cải tiến, nâng cấp thiết bị, phương tiện trong công tác huy động vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, phát triển mạng lưới huy động vốn…
Biện pháp tâm lý
Là biện pháp tác động vào yếu tố tình cảm, tâm lý của khách hàng để tạo lập và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Xây dựng quy trình quản lý nợ của ngân hàng
Gồm có xây dựng kế hoạch nguồn vốn, lập kế hoạch nguồn vốn và thực hiện huy động vốn gắn liền với việc điều hòa vốn trong toàn hệ thống.
1.4.7.2.2 Quản lý lãi suất đầu vào:
Trong quản trị nợ, để hạn chế rủi ro lãi suất thì việc quản lý lãi suất đầu vào như thế nào cho hợp lý là điều hết sức quan trọng. Lãi suất đầu vào là chi phí mà ngân hàng phải trả đối với mỗi nguồn vốn huy động.
Để tính lãi suất đầu vào, ngân hàng áp dụng các cách sau:
Phương pháp chi phí q khứ bình qn:
Là phương pháp phổ biến nhất để tính chi phí huy động vốn. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và mức lãi suất ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn đó. Tuy nhiên phương pháp
này khơng kể đến các chi phí khác ngồi chi phí trả lãi, đó là chi phí phi lãi và chi phí vốn chủ sở hữu. Chi phí phi lãi gồm tiền lương và chi phí quản lý gián tiếp, mức dự trữ bắt buộc theo quy định, phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng,…Chi phí vốn chủ sở hữu là chi phí cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của những cổ đơng đã góp vốn vào ngân hàng. Vì nếu ngân hàng khơng tạo được tỷ suất sinh lời thỏa đáng trên vốn chủ sở hữu thì các cổ đơng sẽ rút vốn ra và đầu tư vào nơi khác hấp dẫn hơn.
Phương pháp chi phí vốn biên tế:
Trong khi phương pháp chi phí bình quân chỉ nhìn vào quá khứ để xem xét chi phí vốn thì phương pháp này nhìn vào tương lai để tính chi phí huy động vốn cho ngân hàng. Chi phí vốn biên tế là mức chi phí tăng thêm cho 1 đồng vốn mới mà ngân hàng phải bỏ ra khi huy động thêm vốn.
Phương pháp chi phí hỗn hợp:
Vì ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nên chi phí huy động vốn để đáp ứng 1 khoản cho vay phải tính trên 1 hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Do đó để tính chi phí này ngân hàng phải xác định những nguồn vốn dự kiến sử dụng để cho vay và mức khả dụng của mỗi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tài trợ, sau đó xác định chi phí lãi và chi phí phi lãi của mỗi nguồn vốn.