Nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ từ 3000 đến dưới 10.000 tỷ đồng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 95 - 98)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

3.2.2.2 Nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ từ 3000 đến dưới 10.000 tỷ đồng:

Ở nhóm này, theo kết quả đánh giá của chương 2, rủi ro lãi suất tác động nhiều nhất là do khe hở nhạy cảm lãi suất quá lớn. Để quản trị rủi ro lãi suất trong trường hợp này, các ngân hàng có thể dùng các giải pháp sau:

3.2.2.2.1 Quy định hạn mức của khe hở nhạy cảm lãi suất:

Để quản trị rủi ro lãi suất theo khe hở nhạy cảm lãi suất một cách hiệu quả thì ngân hàng có một hạn mức đối với khe hở nhạy cảm lãi suất, thể hiện bằng tỷ lệ của tài sản nhạy lãi đối với nợ nhạy lãi trong 1 thời gian nhất định.

Tỷ lệ hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất được áp dụng trong suốt kỳ thực hiện và sẽ được điều chỉnh thường xuyên như là hàng tháng, hàng quý sao cho phù hợp với tình hình nợ và tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ hạn mức khe hở này cũng còn tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của các ngân hàng trong từng thời kỳ, miễn là đáp ứng được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro của ngân hàng.

3.2.2.2.2 Sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh:

Các ngân hàng trong nhóm này có khe hở nhạy cảm lãi suất lớn là do giá trị của các khoản nợ nhạy lãi khá lớn và cao hơn giá trị của các tài sản nhạy lãi. Đó là vì thời gian qua các nguồn vốn ngắn hạn được huy động quá nhiều, mà các nguồn vốn ngắn hạn này lại là thành phần của các khoản nợ nhạy lãi.

Vì vậy để phịng ngừa rủi ro lãi suất, các ngân hàng nên sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh như là các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi hoặc là quyền chọn.

Tỷ lệ hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất =

Tổng tài sản nhạy lãi

Tổng nợ nhạy lãi Công thức (3.2):

 Hợp đồng lãi suất kỳ hạn:

Là sự thỏa thuận giữa 2 bên về việc mua hoặc bán những công cụ tài chính với 1 mức lãi suất được thỏa thuận vào ngày hôm nay, nhưng việc chuyển giao những cơng cụ tài chính đó sẽ được thực hiện vào ngày thỏa thuận trong tương lai.

Giả sử ngân hàng dự báo lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới, làm giảm giá trị thị trường trên bảng cân đối kế toán của các tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ. Vì vậy ngân hàng sẽ bán kỳ hạn các tài sản này với mức lãi suất thỏa thuận ngày hôm nay.

Khi hợp đồng đến hạn, nếu lãi suất thực tế tăng đúng như dự báo thì ngân hàng sẽ bán các tài sản này theo lãi suất của hợp đồng kỳ hạn (giá cao hơn), rồi dùng số tiền đó mua lại các tài sản đã bán với lãi suất thị trường (giá thấp hơn). Lãi thu được dùng để bù đắp khoản lỗ trên bảng cân đối kế toán do sự giảm giá của tài sản khi lãi suất thực tế tăng.

Ngược lại, nếu lãi suất thực tế giảm khơng như dự báo thì ngân hàng cũng sẽ bán tài sản theo hợp đồng kỳ hạn (giá thấp hơn), rồi mua lại tài sản đã bán với giá cao hơn. Lỗ từ trường hợp này được bù đắp bằng khoản lãi trên bảng cân đối kế toán do tài sản tăng giá khi lãi suất thực tế giảm.

 Hợp đồng lãi suất tương lai:

Hợp đồng tương lai là hợp đồng mua hoặc bán các cơng cụ tài chính tại một thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá xác định tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

Hợp đồng lãi suất tương lai là hợp đồng tương lai về tài sản mà giá của nó phụ thuộc duy nhất vào mức lãi suất trên thị trường. Hợp đồng tương lai được vận dụng trong những trường hợp sau:

Phòng chống rủi ro khi lãi suất tăng: Áp dụng trong trường hợp ngân hàng đầu tư

vào 1 tài sản có lãi suất cố định với điều kiện dự đoán lãi suất thị trường trong tương lai sẽ tăng lên, làm tăng chi phí đi vay và giảm giá trị của tài sản mà ngân hàng sẽ đầu tư. Khi đó ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng tương lai bán tài sản. Nếu

như dự đốn của ngân hàng đúng thì mức lãi trên hợp đồng tương lai sẽ bù đắp lỗ do chi phí lãi tăng nhanh hơn thu nhập lãi.

Phịng chống rủi ro khi lãi suất giảm: Áp dụng trong trường hợp ngân hàng chuẩn

bị tăng nguồn vốn huy động (tức là tăng các khoản nợ phải trả) với điều kiện dự đoán lãi suất thị trường trong tương lai sẽ giảm xuống. Điều này có lợi cho ngân hàng vì sẽ làm giảm chi phí huy động nhưng cũng làm giảm thu nhập vì lãi suất đầu ra cũng giảm, nhưng giá trị tài sản thì tăng. Khi đó ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng tương lai mua tài sản và sau đó bán lại tài sản đó với giá cao hơn (vì lãi suất giảm làm tăng giá trị tài sản). Như vậy mức lãi trên hợp đồng tương lai sẽ bù đắp lỗ do thu nhập lãi giảm nhanh hơn chi phí lãi.

 Hợp đồng hốn đổi lãi suất:

Là thỏa thuận giữa 2 bên trong đó bên này cam kết thanh tốn cho bên kia khoản tiền lãi phải trả theo lãi suất cố định hay thả nổi tính trên cùng 1 khoản nợ gốc trong cùng 1 khoản thời gian nhất định. Hợp đồng hoán đổi lãi suất có thể dùng để điều chỉnh sự bất cân xứng giữa kỳ hạn thực tế của tài sản và nợ. Một ngân hàng có kỳ hạn hồn vốn trung bình của tài sản nhỏ hơn kỳ hạn hồn vốn trung bình của nợ (tức là có khe hở kỳ hạn âm) sẽ bị giảm sút thu nhập khi lãi suất thị trường giảm,

ngược lại một ngân hàng có kỳ hạn hồn vốn trung bình của tài sản lớn hơn kỳ hạn hồn vốn trung bình của nợ (tức là có khe hở kỳ hạn dương) sẽ bị giảm sút thu nhập khi lãi suất thị trường tăng. Vì vậy để hạn chế rủi ro lãi suất, 2 ngân hàng sẽ ký hợp đồng hốn đổi lãi suất như sau: ngân hàng có khe hở kỳ hạn âm sẽ chuyển giao các tài sản có lãi suất biến đổi để lấy các tài sản có lãi suất cố định, cịn ngân hàng có khe hở kỳ hạn dương sẽ chuyển giao các nợ có lãi suất biến đổi để lấy các nợ có lãi suất cố định.

 Hợp đồng quyền chọn lãi suất:

Là cơng cụ cho phép người mua có quyền mua hoặc bán 1 số lượng tài sản tài chính tại thời điểm xác định trong tương lai, với mức giá được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

Khi ngân hàng dự đoán trong tương lai lãi suất thị trường giảm thì ngân hàng sẽ

mua quyền chọn mua. Vì khi lãi suất giảm thì giá trị của các tài sản sẽ tăng, việc thực hiện quyền sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vì ngân hàng được mua tài sản từ hợp đồng quyền chọn với giá thấp rồi sau đó bán lại trên thị trường với giá cao.

Cịn nếu ngân hàng dự đốn trong tương lai lãi suất thị trường tăng thì ngân hàng sẽ mua quyền chọn bán. Vì khi lãi suất tăng thì giá trị của tài sản giảm, việc thực hiện quyền sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vì ngân hàng sẽ mua tài sản trên thị trường với giá thấp rồi sau đó bán theo hợp đồng quyền chọn với giá cao.

3.2.2.2.3 Chủ động trong quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất:

Trường hợp các ngân hàng dự đốn lãi suất thị trường tăng thì nên duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất dương để khi lãi suất tăng thì lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng. Ngược lại nếu các ngân hàng dự đoán lãi suất thị trường giảm thì nên duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất âm để khi lãi suất giảm thì lợi nhuận của ngân hàng tăng.

Hiện nay với chủ trương kìm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất sẽ có xu hướng giảm trong tương lai, như vậy các ngân hàng trong nhóm này cần tiếp tục duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất âm như vào thời điểm cuối năm 2010.

Tuy nhiên, khi các ngân hàng không dự đốn được lãi suất trong tương lai thì nên áp dụng chiến lược thụ động, tức là nên duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất bằng 0 để khi lãi suất tăng hay giảm thì lợi nhuận của ngân hàng cũng khơng thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)