Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển ngân hàng số tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 52 - 56)

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng số hóa trên các kênh phân phối, sản phẩm dịch vụ và quy trình nghiệp vụ của BIDV, có thể thấy các kênh của BIDV đặc biệt là kênh ngân hàng điện tử vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa phát huy được tính hiệu quả. Ngân hàng số là giải pháp tối ưu để BIDV khắc phục những hạn chế đang tồn tại trên các kênh phân phối hiện tại nhờ sự kết hợp tính năng, đặc điểm của tất cả các kênh, mang lại sự hài lòng, trải nghiệm tốt nhất cho các khách hàng, cũng như giúp ngân hàng gia tăng tính cạnh tranh, khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường. Tính ưu việt của Ngân hàng số thể hiện ở những mặt sau:

 Thứ nhất, Ngân hàng số tiết kiệm chi phí nhân cơng, chi phí xây dựng trụ sở

- góp phần gia tăng thu nhập rịng cho ngân hàng.

Khi chi nhánh tư vấn hướng dẫn khách hàng chuyển giao dịch sang các kênh giao dịch tự động sẽ tiết kiệm chi phí quản lý kinh doanh (giảm bớt chi phí nhân cơng và trụ sở), góp phần gia tăng thu nhập rịng cho ngân hàng. Cụ thể, theo tính tốn của Ban Phát triển ngân hàng bán lẻ BIDV thì hiện nay, số lượng giao dịch trung bình BIDV Online xử lý khoảng 2.650 giao dịch/ngày, trong khi đó năng suất lao động bình qn của một Giao dịch viên là 43 giao dịch/ngày, do dó hàng ngày BIDV Online đã xử lý khối lượng giao dịch tương đương với 62 Giao dịch viên (bằng 2.650 giao dịch/43 giao dịch).

Với những lợi ích mà dịch vụ ngân hàng số mang lại trong việc giảm tải số lượng giao dịch tại quầy đã giúp cho BIDV cắt giảm được đáng kể đội ngũ nhân sự Giao dịch viên/Kiểm soát viên tác nghiệp tại quầy. Cụ thể, trong năm 2017 nhiều Chi nhánh BIDV đã tiến hành sáp nhập hai phòng Giao dịch khách hàng: Phòng Giao dịch Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Giao dịch Khách hàng cá nhân; và theo chỉ thị của Hội đồng quản trị BIDV, chậm nhất đến ngày 30/06/2018, 100% các Chi nhánh BIDV sẽ phải thực hiện việc sáp nhập hai phòng Giao dịch khách hàng làm một. Với mơ hình tổ chức mới này sẽ giúp BIDV cắt giảm đáng kể đội ngũ nhân sự Giao dịch viên/Kiểm sốt viên, Lãnh đạo phịng tại bộ phận tác nghiệp nhằm tăng cường tối đa nhân sự cho bộ phận kinh doanh. Với hướng đi mới trong mơ hình tổ chức của BIDV như trên cho thấy lợi ích mà ngân hàng số mang lại

trong việc tiết kiệm chi phí nhân cơng, chi phí xây dựng trụ sở cho BIDV, cũng như gia tăng hiệu quả trong công tác bán hàng là rất lớn.

 Thứ hai, các kênh ngân hàng điện tử của BIDV năm 2015 đã tiết kiệm được

tối đa cho khách hàng 11 triệu lượt đi lại, tiết kiệm cho BIDV 11 triệu chứng từ, 11 triệu lượt hậu kiểm chứng từ và tiết kiệm đáng kể chi phí lưu trữ và bảo quản các chứng từ nói trên. Hiệu quả tiết giảm chi phí của kênh ngân hàng điện tử cũng được số liệu hóa cụ thể: Theo nghiên cứu của Ban phát triển Ngân hàng bán lẻ BIDV, một giao dịch thực hiện tại quầy có chi phí nhân cơng là 19.000 đồng thì 11 triệu giao dịch/năm trên kênh ngân hàng điện tử sẽ tương đương với 11 triệu x 19 nghìn = 209 tỷ chi phí nhân cơng tại quầy. Trong khi chi phí cho hệ thống ngân hàng điện tử hàng năm rất thấp (ước tính < 50%) so với mức 209 tỷ đồng.

Với việc giảm tải số lượng lớn các giao dịch tại quầy và tiết kiệm chứng từ giao dịch cho BIDV, phát triển các kênh phân phối số đã giúp BIDV cắt giảm nhân sự hậu kiểm chứng từ tại bộ phận Tài chính Kế tốn để tăng cường nhân sự cho bộ phận kinh doanh. Cụ thể, trong năm 2017, đã có hơn 130 Chi nhánh BIDV thực hiện giải thể Phịng Tài chính Kế tốn và sáp nhập với 02 Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phịng Tổ chức Hành chính để thành lập một phịng duy nhất tại Khối hỗ trợ là Phòng Quản lý nội bộ, rút được đáng kể cán bộ hậu kiểm tại Phịng Tài chính Kế tốn ra khối kinh doanh nhằm tăng cường nhân sự cho bộ phận bán hàng.

 Thứ ba, quản lý được tương tác của khách hàng với ngân hàng qua các

kênh.

Khi ngân hàng tích hợp được các kênh phân phối, ngân hàng sẽ có khả năng kích thích nhu cầu khách hàng thơng qua việc sử dụng các cơng cụ phân tích, bán hàng trên các kênh hiện đại để khách hàng tự lựa chọn sản phẩm dịch vụ vào giao dịch trên các kênh tự phục vụ, tiết kiệm chi phí.

 Thứ tư, gia tăng năng suất bán hàng của đội ngũ bán hàng và năng suất bán

hàng trên các kênh.

Ngân hàng số sẽ hỗ trợ việc chuyển tải các cơ hội bán hàng đến tận cán bộ bán hàng cụ thể trên thiết bị di động, hỗ trợ việc tính tốn và đưa ra các bản chào sản

phẩm dịch vụ, kể cả việc định giá sản phẩm với từng khách hàng, cung cấp các giải pháp thanh tốn, chăm sóc khách hàng hiện đại, đơn giản.

Ngân hàng số tạo tiền đề cho ngân hàng tiếp cận đến tầng lớp dân cư chưa có tài khoản ngân hàng. Hiện nay thanh toán tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ đa số, với khoảng 65% tổng phương tiện thanh toán. Nhiều quốc gia đã thành công trong việc áp dụng công nghệ để cung cấp dịch vụ ngân hàng cho tầng lớp dân cư chưa có tài khoản này.

2.7. Đánh giá khả năng phát triển ngân hàng số tại BIDV

BIDV với lợi thế về nền tảng công nghệ hiện đại, được khẳng định thông qua những thành tựu mà dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại, cùng với mạng lưới hoạt động rộng khắp và đội ngũ nhân sự hùng hậu; thương hiệu, uy tín trên thị trường cũng như tiềm lực tài chính vững mạnh là những lợi thế của BIDV. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi BIDV cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc phát triển ngân hàng số.

2.7.1. Thuận lợi

Thứ nhất, thời gian qua BIDV có sự tăng trưởng nhanh về số lượng khách

hàng, doanh số giao dịch qua các kênh hiện đại, đặc biệt là kênh ngân hàng điện tử. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử được khách hàng nhiệt tình đón nhận, phát huy tính hiệu quả và mang lại lợi ích rõ rệt cho các chi nhánh và khách hàng.

Thứ hai, BIDV đã triển khai nhiều sản phẩm quan trọng, có kết quả khả quan

như phát triển kênh Mobile Banking mới với thương hiệu BIDV Smartbanking thu hút được sự quan tâm của khách hàng và cán bộ BIDV, sau hơn một năm triển khai đã có 353.000 khách hàng đăng ký, lượng giao dịch hàng ngày trên kênh Smartbanking đã chiếm trên 50% lượng giao dịch trên kênh Internet Banking.

Ngoài ra, BIDV đã triển khai và vận hành hệ thống thanh toán liên ngân hàng mới với các ưu thế: Giao dịch liên ngân hàng được thực hiện trực tuyến, người nhận nhận được tiền ngay lập tức như chuyển khoản nội bộ; Hình thức chuyển tiền đa dạng đến tài khoản, đến thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ trả trước của các ngân hàng…

chính, rút ngắn thời gian đăng ký dịch vụ cho khách hàng, hỗ trợ chi nhánh trong quá trình bán hàng. Bên cạnh đó, BIDV đã triển khai kênh bán sản phẩm Internet Banking và BSMS trực tuyến cho khách hàng đã có tài khoản tại website bidv.com.vn, nhờ đó khách hàng khơng phải đến quầy giao dịch. Trong 8 tháng triển khai trang web đã có 18.540 khách hàng đăng ký và đã có hơn 13.000 khách hàng đăng ký thành công, tiết kiệm được 13.000 bộ chứng từ cũng như 39.000 lượt cán bộ phải tác nghiệp ở chi nhánh.

Thứ tư, cùng với sự nỗ lực của toàn hệ thống và sự tin tưởng của khách hàng,

dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV năm 2014 – 2016 đã đạt nhiều giải thưởng, tiêu biểu như: 02 năm liền đạt Giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2014, 2015” do IDG tổ chức; Giải thưởng “Ngân hàng điện tử yêu thích - MyEbank” do báo VnExpress và Ngân hàng Nhà nước tổ chức… Các giải thưởng đã chứng tỏ được chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín của BIDV trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)