Kết quả phát triển dịch vụ IBMB giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43 - 46)

Đơn vị tính: tỷ đồng

IBMB Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng khách hàng 286.576 549.972 1.197.490 Doanh số giao dịch 134.146 223.726 393.488 Phí dịch vụ 14,4 24,2 46,7

Nguồn: Báo cáo chuyên đề ngân hàng điện tử BIDV, Ban Phát triển ngân hàng bán lẻ

Hình 2.6: Kết quả phát triển kênh IBMB giai đoạn 2014 - 2016

286,576 549,972 1,197,490 84.44% 91.91% 117.37% 0% 50% 100% 150% 0 500,000 1,000,000 1,500,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng khách hàng Tăng trưởng

Hệ thống Internet Banking đã hỗ trợ hầu hết các chức năng giao dịch cơ bản như vấn tin, thanh tốn dịch vụ (Điện, nước, viễn thơng, bảo hiểm, vé máy bay, học phí…), chuyển tiền trong và ngồi BIDV, chuyển tiền nhanh, chuyển tiền định kỳ, gửi và rút tiết kiệm online, …Tuy đã đạt 7 giải thưởng từ khi triển khai đến nay, song kênh Internet Banking của BIDV vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể như:

Thứ nhất, phiên bản đang vận hành tại BIDV đã lạc hậu, hệ thống cịn thiếu

một số tính năng liên quan đến thẻ tín dụng như xem sao kê, thanh tốn, kích hoạt/khóa thẻ; giao diện của hệ thống chưa thân thiện với các thiết bị di động và máy tính bảng…Ngồi ra, tương tự như các hệ thống khác tại BIDV, hệ thống Internet Banking cũng chưa có sự tích hợp tính năng với các hệ thống giao dịch khác như quầy, ATM, Mobile Banking…

Thứ hai, quy trình đăng ký sử dụng dịch vụ cịn thủ cơng, chưa được tự động

hóa, khách hàng vẫn phải đến quầy giao dịch để đăng ký mới hoặc cấp lại mật khẩu. Mặt khác, tài khoản Internet Banking của khách hàng chỉ có thể sử dụng được sau 24 giờ kể từ thời điểm mở tài khoản, mà không sử dụng được ngay trong ngày, điều này tạo ra sự bất tiện cho các khách hàng khi đăng ký dịch vụ.

Thứ ba, việc phát triển sản phẩm trên kênh Internet Banking rất khó khăn vì phải do nhà thầu thực hiện theo các dự án và hợp đồng nâng cấp hệ thống, theo cách làm hiện nay viêc nâng cấp, bổ sung sản phẩm dịch vụ phải mất ít nhất một năm (theo kế hoạch công nghệ thông tin của BIDV hàng năm).

Thứ tư, các tính năng quảng cáo trên Internet Banking đang ở dạng đơn giản

dưới dạng đăng tải các banner quảng cáo, chưa có những chương trình quảng cáo cụ thể, phân khúc theo từng đối tượng khách hàng, mang tính tương tác giúp khách hàng dễ hiểu, nắm bắt đặc tính của từng sản phẩm.

2.3.3. Website BIDV trên Internet

BIDV đã có website để cung cấp đa dạng các thông tin cho khách hàng như thông tin cho các nhà đầu tư, thông tin về các loại sản phẩm dịch vụ, các thơng cáo báo chí, tin tức của BIDV, các chương trình khuyến mại, liên kết đến các chuyên trang khác như thẻ, ngân hàng điện tử, quản lý dòng tiền… Tuy nhiên, website của

BIDV vẫn còn một số điểm hạn chế: Giao diện và thiết kế website hiện nay chưa phù hợp với các thiết bị thông minh mà khách hàng đang sử dụng như điện thoại, máy tính bảng do khơng sử dụng cơng nghệ web responsive (trang web có giao diện phù hợp với nhiều loại kích cỡ màn hình khác nhau). Mặt khác, trang web của BIDV có quá nhiều chữ và có q nhiều thơng tin khơng liên quan trực tiếp đến bán hàng, các thông tin cung cấp chưa được rõ ràng mạch lạc về đặc tính sản phẩm và các khách hàng phù hợp với sản phẩm, bảng giá phí, cách thức đăng ký/mua sản phẩm, cách thức để nhận được sự hỗ trợ về sản phẩm, các điểm giao dịch liên quan…

2.3.4. Dịch vụ Homebanking

BIDV Homebanking là kênh thanh toán do BIDV tự phát triển, qua đó cung cấp một chương trình thanh tốn cho các khách hàng tổ chức thông qua đường truyền Internet. Với Homebanking khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với BIDV như: Thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán lương, thanh toán theo bảng kê; gửi chứng từ giao dịch chứa chữ ký số qua chương trình tới BIDV; vấn tin tài khoản tiền gửi, tiền vay; xem các báo cáo thống kê giao dịch, kiểm tra tình trạng giao dịch theo thời điểm và khoảng thời gian…

BIDV cịn cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống Homebanking với phần mềm kế toán của khách hàng, theo đó tồn bộ giao dịch sau khi duyệt từ phần mềm kế toán sẽ được đẩy sang hệ thống Homebanking của BIDV để xử lý.

Tuy nhiên, hiện tại hệ thống Homebanking của BIDV vẫn còn nhiều hạn chế, việc đăng ký sử dụng hệ thống chỉ được thực hiện qua quy trình tại quầy, chưa hỗ trợ khách hàng đăng ký online.

2.3.5. Dịch vụ Mobile Banking

Dịch vụ Mobile Banking của BIDV gồm các hệ thống sau: Hệ thống Bankplus, hệ thống BIDV Smartbanking và hệ thống BIDV Lifestyle.

 Hệ thống Bankplus: Do BIDV hợp tác với Viettel triển khai. Ứng dụng trên

điện thoại do Viettel đảm nhận, ứng dụng quản lý đăng ký khách hàng và kết nối với Corebanking do BIDV tự thực hiện. Ứng dụng chạy trên mọi loại điện thoại và

không cần kết nối Internet, chỉ cần sóng điện thoại. Hệ thống Bankplus cũng cho phép khách hàng tự đăng ký dịch vụ ngay trên điện thoại mà không phải đến ngân hàng. Đến cuối năm 2016 hệ thống có 560.000 khách hàng, tăng 26% so với năm 2015. Trong giai đoạn 2014 – 2016 hệ thống đã xử lý hơn 10 triệu giao dịch và doanh số 12.472 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)