3.3. Lựa chọn mơ hình phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
3.3.1. Các mơ hình phát triển ngân hàng số tại BIDV
Các nội dung phát triển ngân hàng số tại BIDV có liên quan đến việc chuyển đổi hệ thống ngân hàng cốt lõi (Corebanking) và hệ thống quản lý tích hợp đa kênh (Omni-Channel). Trong đó:
Hệ thống ngân hàng cốt lõi (Corebanking): Hỗ trợ cho ngân hàng số với
các đặc trưng: Có kiến trúc mở để dễ dàng kết nối với các kênh phân phối, kết nối với các giải pháp khác, hỗ trợ việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ theo định hướng khách hàng như gói sản phẩm, chính sách giá phí theo khách hàng.
Hệ thống quản lý tích hợp đa kênh (Omni-Channel): Để tăng cường các
kênh kết nối với khách hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đối với các hệ thống cũ các kênh phân phối sẽ kết nối trực tiếp với hệ thống Corebanking và khơng có sự tương tác giữa các kênh. Theo kiến trúc mới để phục vụ cho ngân hàng số các kênh này phải có sự liên thơng và tương tác được với nhau theo các mức độ khác nhau tùy theo đặc thù từng kênh. Cấu phần cho phép các kênh phân phối giao tiếp được với nhau theo xu hướng hiện nay thường là phần mềm quản lý tích hợp đa kênh và các kênh phải có nâng cấp cải tiến để sử dụng các tính năng đa kênh này. Phần mềm quản lý tích hợp đa kênh này có thể là cấu phần tích hợp sẵn trong Corebanking hoặc mua của đối tác thứ 3.
Phần mềm quản lý tích hợp đa kênh có hai lợi ích chính: (1) Ứng dụng này là hệ thống được kết nối để nhận từ Core phần lớn các sản phẩm dịch vụ, ứng dụng sẽ quản lý và cung cấp các sản phẩm dịch vụ này qua các kênh. Ngân hàng chỉ phải thiết lập sản phẩm/dịch vụ một lần trên cấu phần này sau đó có thể sử dụng lại trên nhiều kênh khác nhau như quầy, internet, mobile, ATM... Do đó, thời gian đưa sản phẩm ra các kênh nhanh hơn, khơng tốn chi phí chỉnh sửa Corebanking khi kết nối với kênh mới hoặc đưa sản phẩm mới lên kênh, chất lượng sản phẩm dịch vụ trên các kênh là đồng nhất ổn định. (2) Ứng dụng hỗ trợ việc tương tác giữa các kênh để phục vụ khách hàng tốt hơn nhất là các dịch vụ tự phục vụ như khách hàng có thể đặt yêu cầu rút tiền mặt hoặc các sản phẩm dịch vụ khác trên hệ thống Kiosk/Điện thoại/Trang web… các yêu cầu này sẽ được chuyển về hệ thống giao dịch tại quầy để phục vụ mà không phải nhập lại thông tin, khách hàng không phải tốn kém thời gian chờ đợi lâu.
Phát triển ngân hàng số là một lộ trình dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Các ngân hàng khác nhau thường có các cách lựa chọn khác nhau để phát triển: Có ngân
hàng lựa chọn đi theo hướng xây dựng đồng bộ, bài bản hạ tầng CNTT cho ngân hàng số cùng với việc chuyển đổi chiến lược kinh doanh hướng đến các sản phẩm số và kênh số (Ví dụ Krung Thai bank); có những đơn vị lựa chọn một giải pháp đột phá cụ thể cho ngân hàng số như Mobile Banking (Ví dụ DBS Ấn Độ tập trung vào giải pháp Mobile Banking để tăng trưởng khách hàng). Căn cứ vào tình hình thực tế tại BIDV, trên cơ sở kinh nghiệm triển khai ngân hàng số tại một số quốc gia trên thế giới và trong nước, tác giả nhận thấy có hai mơ hình phát triển ngân hàng số tại BIDV, cụ thể:
Mơ hình 1 – Phát triển theo quan điểm linh hoạt: Về dài hạn sẽ đầu tư cơ
sở hạ tầng cho công nghệ số với dự án trọng điểm là chuyển đổi Corebanking và gối đầu sau đó là dự án quản lý tích hợp đa kênh; Trong thời gian chưa đầu tư xong cơ sở hạ tầng công nghệ số một cách bài bản sẽ vẫn tiến hành các giải pháp trung gian ở quy mơ nhỏ ít tốn kém hơn, chuẩn bị sẵn sàng điều kiện để khai thác giải pháp đồng bộ sau khi triển khai Corebanking mới; Tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm có tính sáng tạo khơng q phụ thuộc vào hạ tầng đồng bộ của ngân hàng số.
Mơ hình 2 – Phát triển theo quan điểm toàn diện: Xem xét triển khai ngân
hàng số theo hướng đầy đủ và cần có hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT toàn diện để hỗ trợ.
Để lựa chọn mơ hình triển khai ngân hàng số tối ưu, phù hợp với tình hình thực tế của BIDV, luận văn sẽ tập trung phân tích ưu/nhược điểm và tính khả thi của từng mơ hình.