Trên cơ sở phân tích thực trạng của BIDV liên quan đến ngân hàng số có thể kết luận mơ hình S OT liên quan đến hoạt động ngân hàng số tại BIDV như sau:
ĐIỂM MẠNH (S)
- Dịch vụ Ngân hàng điện tử tăng trưởng tốt.
- Nền khách hàng cá nhân lớn.
- - Đội ngũ CNTT ngày càng làm chủ các hệ thống công nghệ.
ĐIỂM YẾU (W)
- Các kênh của BIDV cịn tương đối độc lập, chưa có sự liên kết.
- Chưa có sự kết hợp tối ưu giữa kênh hiện đại và kênh quầy.
- Các sản phẩm có tính sáng tạo, mới trên thị trường cịn ít.
- Mức độ số hóa tại khối tác nghiệp, khối hỗ trợ cịn thấp và rời rạc.
CƠ HỘI (O)
- Nền khách hàng hiện hữu của BIDV chưa sử dụng kênh ngân hàng điện tử còn nhiều.
- Khoa học công nghệ không ngừng phát triển, hành vi tiêu dùng theo xu hướng số của khách hàng ngày càng gia tăng.
- Phát triển ngân hàng số được Ban lãnh
đạo BIDV rất chú trọng quan tâm.
THÁCH THỨC (T)
- Yếu tố văn hóa, thói quen tiêu dùng và trình độ dân trí.
- Tính thiếu ổn định của hệ thống công nghệ, đường truyền hiện hữu tại BIDV.
- Sự xâm nhập của các công ty phi tài chính vào lĩnh vực ngân hàng (Fintech). - Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ.
2.8.1. Điểm mạnh
BIDV đã và đang triển khai khá đầy đủ các kênh phân phối theo hướng phát triển đa kênh và dự kiến sẽ phát triển bán chéo kênh. Trong thời gian qua, các sản phẩm dịch vụ cung cấp trên kênh ngân hàng điện tử của BIDV có mức độ tăng trưởng khá tốt và đáp ứng yêu cầu của thị trường, góp phần gia tăng sự trung thành của khách hàng. Có một số ứng dụng và sản phẩm tốt, chất lượng như Smartbanking, chuyển tiền nhanh 24/7… được khách hàng nhiệt tình đón nhận và đánh giá cao.
Bên cạnh đó, BIDV có đội ngũ cán bộ CNTT có trình độ cao, được tuyển dụng và đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; ngày càng làm chủ các hệ thống công nghệ, không ngừng cải tiến, nâng cấp các sản phẩm dịch vụ, quy trình nhằm mang lại sự hài lòng tốt nhất cho các khách hàng.
Ngồi ra, BIDV cịn có lợi thế về nền khách hàng lớn và tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là nền khách hàng cá nhân. Đến cuối năm 2016, nền khách hàng cá nhân của BIDV đạt 8,7 triệu khách hàng, chiếm 9,5% dân số, với cơ cấu độ tuổi trẻ, am hiểu công nghệ là nền tảng khách hàng số quan trọng và tiềm năng của BIDV.
2.8.2. Điểm yếu
Các kênh của BIDV còn tương đối độc lập, chưa có sự liên kết, tích hợp với nhau, ảnh hưởng đến việc trải nghiệm dịch vụ của khách hàng và năng suất lao động của cán bộ. Quá trình bán hàng của BIDV hiện tại vẫn chủ yếu diễn ra tại kênh quầy, các kênh E-banking chủ yếu phục vụ cho khách hàng giao dịch, chưa có nhiều chức năng marketing, bán hàng. Ngồi ra, BIDV cơ bản chưa có sự kết hợp tối ưu giữa kênh hiện đại và kênh quầy trong các quy trình bán hàng để tạo ra các kênh tự phục vụ theo xu hướng số hóa. Các sản phẩm có tính sáng tạo, mới trên thị trường xuất hiện cịn ít trên các kênh hiện đại của BIDV; Một số sản phẩm về thẻ tín dụng chưa được cung cấp trên kênh ATM cũng như trên kênh ngân hàng điện tử.
Mặt khác, mức độ số hóa tại khối tác nghiệp, khối hỗ trợ cịn thấp và khá rời rạc, chưa có sự liên kết; chưa có hệ thống hỗ trợ quản lý thơng tin phi cấu trúc; hỗ trợ một phần thơng tin có cấu trúc và chưa có một hệ thống quản lý nhân sự hiện đại.
2.8.3. Cơ hội
Thị trường ngân hàng số tại Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu, nền khách hàng hiện hữu của BIDV chưa sử dụng kênh ngân hàng điện tử còn nhiều là cơ hội để khai thác và tối ưu hóa hiệu quả của các kênh phân phối.
Bên cạnh đó, với nền tảng khoa học công nghệ không ngừng phát triển, giá thành các thiết bị di động ngày càng giảm, hành vi tiêu dùng theo xu hướng số của khách hàng ngày càng gia tăng, tạo điều kiện cho các kênh ngân hàng điện tử phát
triển. Ngoài ra, BIDV đang trong giai đoạn đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, trong đó phát triển các kênh phân phối số đang được Ban lãnh đạo rất chú trọng quan tâm. BIDV cũng đang ngày càng nhận thức tốt hơn về việc các kênh ngân hàng số sẽ giúp BIDV tiết kiệm chi phí, tăng khả năng và chất lượng phục vụ khách hàng.
2.8.4. Thách thức
Yếu tố văn hóa, thói quen tiêu dùng và trình độ dân trí là một rào cản đối với việc phát triển các dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam. Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm chủ yếu trong tổng phương tiện thanh toán. Mặt khác sự gia tăng của một lớp khách hàng mới có nhu cầu cao về công nghệ, gây sức ép cho các ngân hàng phải liên tục thay đổi/đầu tư mới cơng nghệ.
Ngồi ra, tính thiếu ổn định của hệ thống công nghệ cũng là một thách thức lớn trong việc phát triển ngân hàng số, khi mà sự cố nghẽn mạng, mất kết nối vẫn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến tính liên tục và ổn định của các dịch vụ ngân hàng số. Mặt khác, sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ cũng gây áp lực cho các ngân hàng về thời gian triển khai, về chi phí và nhân lực, chưa kể đến yếu tố cạnh tranh từ sự xâm nhập của các cơng ty phi tài chính vào lĩnh vực ngân hàng (Fintech) do dịch vụ tài chính mà các đơn vị này cung cấp cho khách hàng đang đa dạng hơn, đơn giản về thủ tục và thân thiện với người tiêu dùng hơn các ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã cung cấp những lý luận cơ bản về Ngân hàng số, tính ưu việt cũng như tầm quan trọng của việc phát triển Ngân hàng số tại BIDV. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng số hóa các kênh phân phối, sản phẩm dịch vụ và một số quy trình chính trong các kênh phân phối tại BIDV; phân tích những thuận lợi, khó khăn cũng như những cơ hội, thách thức trong quá trình thực hiện để đánh giá khả năng phát triển ngân hàng số tại BIDV, là cơ sở nền tảng để phân tích, đánh giá chọn lựa mơ hình phát triển ngân hàng số khả thi, phù hợp ở Chương 3.
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN MƠ HÌNH PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
Nội dung Chương 3 thơng qua việc lược khảo mơ hình, kinh nghiệm phát triển ngân hàng số tại một số quốc gia trên thế giới, cũng như mơ hình ngân hàng số đã triển khai tại một số ngân hàng trong nước, trên cơ sở đánh giá thực trạng của BIDV, tiềm năng khách hàng số và xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng để lựa chọn mơ hình phát triển ngân hàng số khả thi, phù hợp với tình hình của BIDV trong thời gian tới.