3.3. Lựa chọn mơ hình phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
3.3.4. Lựa chọn mơ hình phát triển Ngân hàng số tại BIDV
Để triển khai giải pháp Quản lý đa kênh, BIDV đang gặp ba khó khăn lớn: (1) Ngân hàng cốt lõi đã lỗi thời, khó khăn trong việc kết nối với các kênh phân phối và các hệ thống khác, việc kết nối này nếu thực hiện sẽ tốn nhiều thời gian và kinh phí để thực hiện; (2) Nếu BIDV tiến hành ngay giải pháp quản lý tích hợp đa kênh cho ngân hàng số thì có thể sẽ khơng hiệu quả vì ngay sau đó BIDV lại triển khai Corebanking mới có sẵn tính năng quản lý tích hợp đa kênh và phải tiến hành lại việc tích hợp với Corebanking mới hoặc không đầu tư cấu phần này trong Corebanking mới, việc tích hợp lại sẽ diễn ra ở cả phía các kênh phân phối lẫn phía Corebanking; (3) Để khai thác được hiệu quả của việc quản lý đa kênh và giao tiếp giữa các kênh thì kênh quan trọng nhất là kênh giao dịch tại chi nhánh (BDS hiện tại) cũng phải được nâng cấp chỉnh sửa để kết nối với hệ thống tích hợp đa kênh mới, nếu khơng giải pháp quản lý tích hợp đa kênh chỉ thực hiện với kênh Internet và Mobile, sẽ khơng mang lại hiệu quả.
Qua phân tích ưu nhược điểm của các mơ hình ở trên, luận văn đề xuất tiếp cận phát triển ngân hàng số tại BIDV theo mơ hình 1 – phát triển theo quan điểm linh hoạt.
Với mơ hình 1, đề xuất giải pháp phát triển ngân hàng số tại BIDV gồm những nội dung chính như sau:
(1) Trong kế hoạch lộ trình vẫn phải ưu tiên và dành nguồn lực triển khai giải pháp ngân hàng cốt lõi và các hệ thống liên quan đến ngân hàng cốt lõi để đảm bảo cho việc triển khai hạ tầng số tại BIDV thực hiện một cách đồng bộ toàn diện (trong lộ trình 2019 - 2020). Các nội dung chính liên quan đến ngân hàng cốt lõi như cấu phần quản lý tích hợp đa kênh sẽ triển khai theo lộ trình của Corebanking (cấu phần quản lý tích hợp đa kênh có thể thuộc dự án Corebanking hoặc khơng thuộc dự án Corebanking tùy lựa chọn của BIDV nhưng sẽ triển khai theo lộ trình của Corebanking để đảm bảo cấu phần quản lý tích hợp đa kênh sẽ chỉ tích hợp với hệ thống Corebanking mới). Sau đó hàng loạt các hệ thống khác như các kênh phân phối sẽ phải tích hợp lại với hệ thống tích hợp đa kênh mới.
(2) Chưa triển khai ngay giải pháp quản lý tích hợp đa kênh tồn diện từ các nhà cung cấp trên thị trường trước khi triển khai Corebanking mới vì chi phí và cơng việc sẽ phát sinh rất lớn trong khi BIDV phải sử dụng nguồn lực cho các mục tiêu quan trọng hơn như chuyển đổi Corebanking mới, nâng cấp cải tiến các kênh hiện hữu để đảm bảo tính cạnh tranh trước mắt với các ngân hàng trong nước. Nhu cầu quản lý đa kênh cho ngân hàng số sẽ được đáp ứng một phần bằng ứng dụng cho Trung tâm CNTT tự phát triển hoặc thuê ngoài để xây dựng các tính năng đa kênh cụ thể giữa các hệ thống.
(3) Rà soát các ứng dụng BIDV tự thực hiện để chuẩn hóa theo kiến trúc đa kênh và ngân hàng số, chuẩn bị sẵn sàng cho việc tích hợp với hệ thống Corebanking mới và hệ thống ngân hàng số mới sau Corebanking.
(4) Đối với các dự án phục vụ ngân hàng số cũng có thể xem xét các giải pháp hợp tác chia sẻ doanh thu, đi thuê theo số lượng người dùng để BIDV không mất quá nhiều chi phí và thời gian cho dự án, sau đó lại phải chỉnh sửa nâng cấp trong thời gian ngắn.