Phát triển ngân hàng số là một phần của chiến lược kinh doanh và là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển hàng đầu của BIDV trong thời gian tới. Phát triển ngân hàng số tại BIDV là một lộ trình được thực hiện linh hoạt phù hợp với sự phát triển của cơ sở hạ tầng ngân hàng số và nắm bắt kịp thời xu hướng, cơ hội của thị trường. Định hướng phát triển ngân hàng số tại BIDV nhằm mục tiêu xây dựng mơ hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm, tối ưu hóa hệ thống kênh phân phối, đơn giản hóa mơ hình hoạt động, kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh về mặt thông tin khách hàng; phát triển các sản phẩm dịch vụ sáng tạo, đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro và tuân thủ các quy định của Chính phủ, NHNN về cơng tác kiểm sốt an toàn trong lĩnh vực ngân hàng số.
Định hướng phát triển ngân hàng số tại BIDV giai đoạn 2017-2020 gồm các nội dung cụ thể như sau:
Giai đoạn 2017-2018 (trước khi triển khai Corebanking)
BIDV sẽ triển khai thêm kênh tự phục vụ, bổ sung tính năng bán hàng vào các kênh số và kênh tự phục vụ; Tăng cường bán các sản phẩm hiện hữu trên các kênh số; Xây dựng một số tính năng liên thơng giữa các kênh (tập trung vào việc bán sản phẩm). Với mục tiêu phấn đấu đạt chỉ tiêu tổng số lượng giao dịch trên các kênh số, không kể ATM, bằng 40% kênh quầy; Triển khai đồng bộ việc bán một số sản
phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền vay, các dịch vụ Ebanking trên các kênh Internet và kênh tự phục vụ. Xây dựng mơ hình kinh doanh và các quy trình nghiệp vụ tác nghiệp tương ứng. Việc triển khai đa kênh giai đoạn này mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng ở mức vừa phải, trọng tâm là nâng cao năng suất lao động khi có sự tích hợp giữa các kênh và tiến hành tập dượt mơ hình kinh doanh trên kênh số.
Giai đoạn 2019-2020 (Trong và sau khi triển khai Corebanking mới)
Trong giai đoạn này BIDV sẽ triển khai cơ sở hạ tầng cho hệ thống đa kênh (Omni-channel với ít nhất 03 kênh: Kênh quầy, Internet Banking và Mobile Banking); Mang lại trải nghiệm đa kênh toàn diện cho khách hàng, sản phẩm phát triển tập trung một lần, vận hành được trên nhiều kênh, rút ngắn quá trình tạo sản phẩm, gia tăng tính cạnh tranh; Xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản dựa trên nền tảng hạ tầng đa kênh, lấy khách hàng làm trọng tâm (nâng cao trải nghiệm khách hàng trên các kênh, kinh doanh theo các phân khúc khách hàng, tiếp tục gia tăng doanh thu từ các kênh số, chính sách giá phí chuyển từ định hướng sản phẩm sang định hướng gói sản phẩm hoặc định hướng theo khách hàng); Khai thác số liệu, xem đây là nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho việc tiếp thị, bán hàng; Áp dụng số hóa tồn diện các quy trình bán hàng chính (tiền gửi, tiền vay, dịch vụ). Số lượng giao dịch trên các kênh số, không kể ATM, bằng 50% kênh quầy; Tăng cường bán hàng trên các kênh số: 18% sản phẩm chuyển tiền; 10% dịch vụ IBMB; 1% sản phẩm tiền gửi được bán qua kênh số.
3.2. Mơ hình và kinh nghiệm phát triển ngân hàng số tại một số quốc gia tr n thế giới và trong nước