3.3. Lựa chọn mơ hình phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
3.3.3. Phân tích lựa chọn mơ hình 2
Mơ hình 2 – Phát triển theo quan điểm toàn diện: Xem xét phát triển ngân
hàng số theo hướng đầy đủ và cần có hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT toàn diện để hỗ trợ.
Theo mơ hình này, BIDV sẽ đi theo hướng xây dựng đồng bộ, bài bản hạ tầng CNTT cho ngân hàng số cùng với việc chuyển đổi chiến lược kinh doanh hướng đến các sản phẩm số và kênh số tương tự như ngân hàng Krung Thai bank.
Theo cách tiếp cận toàn diện về ngân hàng số, ngoài các nội dung về quy trình nghiệp vụ, mơ hình tổ chức mơ hình kinh doanh theo định hướng số hóa thì về mặt công nghệ, để triển khai ngân hàng số tại BIDV sẽ phải triển khai các dự án quan trọng sau: (1) Hệ thống quản lý tích hợp đa kênh; (2) Xem xét thay thế hoặc nâng cấp các kênh phân phối số như Mobile Banking, Internet Banking và kênh quầy (BDS) để các kênh này chuyển luồng tích hợp trực tiếp với Corebanking sang tích hợp với cấu phần quản lý đa kênh và khai thác được các tính năng quản lý đa kênh; (3) Nâng cấp/mở rộng hệ thống mạng xã hội, là một kênh tương tác mới với khách hàng. Với bối cảnh BIDV đã có kế hoạch chuyển đổi hệ thống ngân hàng cốt lõi, việc triển khai các dự án ngân hàng số theo quan điểm tồn diện như mơ hình 2 có các ưu và nhược điểm được phân tích như sau:
Ưu điểm: Triển khai ngân hàng số theo mơ hình trên sẽ giúp BIDV sớm nâng cao được chất lượng sản phẩm dịch vụ, gia tăng tính cạnh tranh; Xây dựng được hệ thống kênh phân phối và các giải pháp hỗ trợ quy trình và bán hàng có tính chất đồng bộ, tồn diện; Tận dụng được kinh nghiệm của các nhà thầu đã cung cấp giải pháp cho các ngân hàng khác trong khu vực và trên thế giới.
Nhược điểm: BIDV có thể sẽ khơng đủ nguồn nhân lực để triển khai nhiều
dự án lớn trong giai đoạn hiện nay như Corebanking, quản lý tích hợp đa kênh, nâng cấp các kênh... Đồng thời, việc triển khai ngay các giải pháp ngân hàng số như quản lý tích hợp đa kênh, trước khi triển khai giải pháp Corebanking sẽ dẫn đến việc phải tích hợp lại các hệ thống này với hệ thống Corebanking mới và có thể phải nâng cấp các hệ thống này để tận dụng hết các tính năng của hệ thống Corebanking
mới sau này. Giả sử thời gian triển khai các dự án ngân hàng số là 2 năm, thời gian triển khai Corebanking là 3 năm thì các hệ thống ngân hàng số chỉ sử dụng được 1 năm sau đó phải nâng cấp để tích hợp lại với Corebanking mới.
Hệ thống Corebanking mới của BIDV dự kiến sẽ có tính năng quản lý đa kênh, nếu triển khai trước dự án quản lý tích hợp đa kênh riêng biệt, sau này sẽ khơng hiệu quả vì Corebanking cũng có tính năng này, sẽ gây ra sự lãng phí nguồn tài nguyên hoặc phải điều chỉnh phạm vi mua sắm của hệ thống Corebanking, loại trừ tính năng quản lý đa kênh ra khỏi Corebanking. Việc triển khai dự án tích hợp đa kênh dẫn đến việc thay thế hệ thống giao dịch ở chi nhánh (hệ thống BDS) sẽ có ảnh hưởng ở mức toàn hệ thống trên các phương diện như: các thay đổi về quy trình, phải đào tạo lại cho cán bộ, triển khai cho toàn bộ các chi nhánh