HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIEM của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 26 - 28)

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯSÁN cổ ĐIÊN

1. Hồn cảnh ra đời

Cuối thế kỷ XVII ở Tây Âu. công tnrờng thủ công tu bản đã bắt đầu phát triển mạnh, sang đến thế kỷ XVIII nó đã trở thành hiện tượng phổ biến, dẫn đến sự thay đổi lớn về kinh tê' và xã hội. Ớ những thế kỷ trước, thương nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng, cịn các ngành khác như cơng nghiệp chỉ có vai trị phục vụ. trợ giúp cho thương nghiệp. Nhưng ở thế kỷ này. vai trị của cơng nghiệp đã có sự thay đổi, một sô' ngành của công nghiệp như dệt. cơng nghiệp khai thác... đã có sự phát triển mạnh mẽ.

Sự thống trị của tư bản thương nghiệp ớ những thê' kỷ trước được dần thay thê' bới tư bản cơng nghiệp. Lợi ích của giai cấp tư sản cũng chuyển dần từ lưu thông sang lĩnh vực sản xuất.

Tất cả những điều kiện kinh tế. xã hội cuối thế kỷ XVII chứng tỏ thời kỳ tích luỹ ban đầu của tư bản đã kết thúc, thay vào đó là thời kỳ tích luỹ tư bản, tức thời kỳ sản xuất

tư bản chủ nghĩa bắt đầu. Những hạn chế, phiến diện và phi lý của chủ nghĩa trọng thương đã bộc lộ rõ ràng, địi hỏi phải có lý luận mới để đáp ứng với sự vận động và phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở đó kinh tế chính trị tư sản cổ điển ra đời.

Nếu kinh tế chính trị tư sản cổ điển bắt đầu từ những tư tưởng của w.Petty ở Anh và Boisguillebert ở Pháp, thì’ sự kết thúc của nó ở Anh là D.Ricardo, còn ở Pháp là ở Sismondi.

2. Những đặc điểm của kinh tê chính trị tư sản cổ điển

a. Đối tượng nghiên cứu

Kinh tế chính trị tư sản cổ điến chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, làm rõ các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tái sản xuất xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng kinh tế, những phạm trù kinh tê' gắn liền với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, gắn liền với kinh tế thị trường như hàng hoá, giá trị, tiền tệ. giá cả. tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô, tư bản... đã được trình bày một cách hệ thống để từ đó rút ra được quy luật vận động của nó.

b. Mục dich nghiên cứu

Nhầm tạo điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất; cho những quan hệ kinh tê' mới; làm cơ sở cho các chính sách kinh tê' của giai cấp tư sản.

c. Phương pháp nghiên cứu

Thể hiện tính chất hai mặt: một mặt sử dụng phổ biến phương pháp trừu tượng hố để tìm hiểu các mối liên hệ

bản chất, bên trong các hiện tượng và q trình kinh tế. từ đó, rút ra được những kết luận đúng đắn. khoa học; nhưng mặt khác, do hạn chế về thế giới quan, phương pháp luận, điều kiện lịch sử nên có những vấn đề họ chi dừng lại ở việc mô tả hiện tượng bên ngồi.

Tóm lại, đặc điểm chung của kinh tế chính trị tư sản cổ điển thể hiện ớ chỗ: là trường phái kinh tế học khoa học đầu tiên của giai cấp tư sản. có nhiều thành cơng, đóng góp cho sự phát triển của lịch sử tư tưởng kinh tế nói chung, tuy nhiên nó cũng cịn nhiều sai lầm và hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 26 - 28)