Các quan điểm kinh tế của T R Malthus (1766-1834)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 68 - 71)

III. KINH TẾ CHÍNH TRỊ HẬU cổ DIEN (KINH TẾ CHÍNH TRỊ TẦM THƯỜNG)

a. Các quan điểm kinh tế của T R Malthus (1766-1834)

* Đặc điểm phương pháp luận của T. R. Malthus

T. R. Malthus sinh trưởng trong một gia đình q tộc Anh. Ông tốt nghiệp đại học Cambridge năm 1788 và làm mục sư ở nông thôn. Nãm 1807, ông làm giáo sư khoa kinh tê' chính trị cho đến lúc mất.

Những tác phẩm chủ yếu của T. R. Malthus là: “Bàn về qui luật nhân khẩu” (nãm 1788); “Nghiên cứu hậu quả của các dito luật về lúa mì” (năm 1814); “Cơ sở lí luận của chính sách hạn chế nhập khẩu lúa mì từ nước ngồi” (năm 1815); “Những nguyên lí của khoa kinh tế chính tộ” (năm 1820).

Với những tác phẩm này. có thể khẳng định ơng là người bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và ủng hộ tầng lớp tư sản kinh doanh ruộng đất.

Ông là một trong những người đã sáng lập ra kinh tế học thực chứng. Đặc điểm nổi bật trong phương pháp luận của Malthus là nặng về phân tích hiện tượng, dùng qui luật sinh học thay cho qui luật kinh tế.

* Các lí thuyết kinh tế của T. R. Malthus

Malthus đã ủng hộ quan điểm tầm thường về giá trị của A. Smith: giá trị hàng hố là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hố này quyết định. Ơng bổ sung thêm là “Lao động mà hàng hố có thể mua được bằng những chi phí để sản xuất ra nó. Các chi phí này bao gồm: chi phí về lao động sống, lao động vật hóa cộng với lợi

nhuận tư bản ứng trước”. Như vậy, nguồn gốc của giá trị bao gồm chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và lợi nhuận của tư bản ứng trước. Ơng coi lợi nhuận là khoản dơi ra ngồi chi phí về lao động sống và lao động vật hố.

- Lí thuyết về thực hiện và khủng hoảng kinh tế:

Ông cho rằng nguyên nhân của khủng hoảng sản xuất thừa là do công nhân khơng thể mua tồn bộ hàng hố sản xuất ra, vì tổng tiền lương của công nhân thấp hơn tổng giá trị hàng hố một khối lượng bằng lợi nhuận.

Theo ơng, để khắc phục khủng hoảng kinh tế. cần phải có tầng lớp thứ ba ngồi cơng nhân và nhà tư bản, đó là viên chức nhà nước, quân nhân, thầy tu. cảnh sát... Ông gọi tầng lớp người này là người mua “thứ ba” đề’ chống lại khủng hoảng thừa.

- Lí thuyết về nhân khẩu:

Lí thuyết trung tâm của Malthus là lí luận về nhân khẩu. Hậu quả của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã dẫn đến sự phá sản hàng loạt của những người sản xuất hàng hoá nhỏ, nạn thất nghiệp và bần cùng ngày càng tãng. T. R. Malthus đã giải thích nguyên nhân cúa những hiện tượng này là do bản tính của con người gây ra, là do con người sinh đẻ quá nhiều chứ khơng phải do chế độ xã hội. Nội dung chính của lí luận này là: Thứ nhất, nạn nhân khẩu thừa là do số lượng nhân khẩu vượt hơn lượng dự trữ lương thực. Theo ông “Khả năng nhân dân số lên là vô cùng lớn hơn khả năng đất đai sản xuất ra thực phẩm cho con người”. Ông đã đồng nhất con người với sinh vật nói chung và cho

rằng “Ngun nhân mà tơi nhìn thấy là xu hướng thường xuyên biểu hiện ở sinh vật là sự gia tăng giống loài nhiều hơn số lượng lương thực nàm trong tầm tay của mình”. Ơng cho rằng, nếu dân số không bị bất cứ một sự cản trở nào thì “nó sẽ tâng gấp đơi cứ mỗi 25 năm và tăng lên từ thời kỳ này sang thời kỳ khác như vậy, theo cấp số nhân... Còn những tư liệu sinh hoạt thì trong những điều kiện thuận lợi nhất bao giờ cũng chỉ có thể tăng theo cấp số cộng”. Ơng lấy một ví dụ số học để chứng minh: “Hãy lấy số dân của trái đất là một nghìn triệu người. Giống người sẽ tăng theo cấp số 1. 2. 4, 8, 16, 32, 64, 128. 256... cịn những tư liệu sinh hoạt thì sẽ tăng theo cấp số 1. 2, 3, 4. 5. 6, 7, 8, 9. Sau hai thế kỷ. dân số và tư liệu sinh hoạt sẽ nằm trong mối tương quan 256 với 9, sau ba thê' kỷ nữa là 4096 đối với 13; sau hai nghìn nãm nữa. sự khác biệt sẽ là vơ tận và khơng thể tính được”.

Để chứng minh cho việc dân sô tăng theo cấp sô nhân, Malthus đã lấy số liệu thống kê ở Mỹ từ năm 1650 - 1790 là cứ 25 năm thì dân số tăng lên gấp đơi. (Nhưng xét về thực chất, ớ thời kì này dân số của Mỹ tăng lên không phải do tăng tự nhiên mà do di dân từ các nước khác đến).

Malthus dựa vào những tài liệu ở nước Pháp và “qui luật mầu mỡ của đất đai ngày càng giảm” làm cơ sớ để chứng minh tư liệu sinh hoạt tăng theo cấp số cộng.

Thứ hai, những biện pháp để điều tiết, giảm bớt dân số ngang với mức các tư liệu sinh hoạt: đó là duy trì những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, đói rét, bần cùng, bệnh tật, nạn dịch, cấm kết hôn sớm, chiến tranh...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 68 - 71)