Sự phát sinh kinh té chính trị tư sản cổ điên ở Pháp Trường phái trọng nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 35 - 43)

II. Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN KINH TẾ

b. Sự phát sinh kinh té chính trị tư sản cổ điên ở Pháp Trường phái trọng nông

Pháp - Trường phái trọng nơng

* Hồn cảnh ra đời và đặc điểm chung của chủ nghĩa trọng nông

Chủ nghĩa trọng nông ra đời trong thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng ở giai đoạn phát triển kinh tế trưởng thành hơn. Vào giữa thê' kỷ XVIII Tây Âu đã phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và ở nước Anh. cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu. 0 nước Pháp, công trường thủ công tư bản chủ nghĩa cũng dần trở thành hiện tượng phổ biến và cách mạng tư sản (1789) cũng đang gần kề.

Ở thời kỳ này, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa trọng thương diễn ra ở hầu hết các nước Tây Âu, nhưng chỉ riêng ở Pháp, cuộc đấu tranh này đã làm nảy sinh trường phái trọng nông.

Xu hướng trọng nông xuất hiện từ nền kinh tế đặc biệt của nước Pháp giữa thế kỷ XVIII và từ những xu hướng tư tướng đã xuất hiện ở Pháp trước cuộc cách mạng tư sản.

Trong thời kỳ ra đời và phát triển của chủ nghĩa trọng npng, nông nghiệp Pháp bị sa sút nghiêm trọng do nhiều

nguyên nhân gây nên. Thứ nhất là sự tồn tại chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến với mức độ cao. Thứ hai. thuế trực thu và gián thu... nộp cho nhà thờ và nhà vua rất nặng nề. Thứ ba. chính sách hạ giá ngũ cốc và các nông phẩm khác, ià kết quả của chính sách trọng thương của Bộ trưởng Tài chính LB.Colbert. Điều này địi hỏi phải có chính sách khơi phục và phát triển nơng nghiệp, tìm cho nơng nghiệp một hướng đi mới: kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

Đặc điểm chung của chủ nghĩa trọng nông là đã chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp; đề cao vai trị của nơng nghiệp, và coi nó là lĩnh vực duy nhất trong xã hội tạo ra của cải. Chỉ có lao động trong nơng nghiệp mới là lao động có ích, lao động sinh lời.

Trường phái trọng nông ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế. Các đại biểu: P.Boisguillebert (1646-1714); F.Quesnay (1694-1774): R,J.Turgot (1727-1771).

* Những quan điểm và học thuyết kinh tê của trường phái trọng nông

- Phê phán chủ nghĩa trọng thương:

Một là, lợi nhuận thương nghiệp là do cạnh tranh và tiết kiệm chi phí lưu thơng.

Hai là, hạ thấp vai trò của tiền và phê phán gay gắt tư tưởng trọng thương đã quá đề cao vai trò của tiền tệ.

Ba là, chủ trương tự do lưu thông, chống lại những đặc quyền về thuế, đánh giá lại vai trò của thương mại, ngoại thương.

Bốn là, đề cao vai trị của sản xuất nơng nghiệp, chủ trương tự do hành động chống lại "nhà nước toàn năng".

- Cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng nông:

Trong cương lĩnh kinh tế, điểm quan trọng nhất là đề ra những biện pháp khuyến khích phát triển nơng nghiệp như:

+ Kiến nghị với nhà nước khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp, cho phép chủ trại được tự do lựa chọn ngành kinh doanh, lựa chọn súc vật chăn nuôi.

+ Đề nghị sửa chữa các chính sách về nơng nghiệp như giảm thuế, miễn thuế... Nên ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân và chủ trại.

+ Phải có chính sách giấ cả và chính sách lương thực đúng đắn. Nếu giá cả lương thực q thấp thì nơng dân sẽ bỏ ruộng.

+ Đề nghị mở mang giao thông, đầu tư cho đường xá. cầu cống.

, - Học thuyết về trật tự tự nhiên

Cơ sở lý luận chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông là hộc thuyết về luật tự nhiên. Họ dựa trên học thuyết đó để nghiên cứu kinh tế. F. Quesnay vạch ra rằng có hai loại quy luật tự nhiên tồn tại: quy luật vật lý tác động trong lĩnh vực tự nhiên và quy luật luân lý tác động trong lĩnh vực xã hội. Nội dung chủ yếu của học thuyết về trật tự tự nhiên là:

+ Thứ nhất, thừa nhận vai trò của tự do cá nhân, coi đó là luật tự nhiên của con người (tự do đi lại, tự do thân thể, tự do lao động); chống lại sự "lệ thuộc phong kiến trái với quy luật".

+ Thứ hai, chủ trương tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, chống lại phường hội phong kiến.

Quan điểm này được thể hiện trong khẩu hiệu: "Tự do hoạt động, tự do buôn bán".

+ Thứ ba, đề cao quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ tư hữu. Đối với phạm trù sở hữu. họ chia thành hai loại: Một là. sở hữu động sản được hoàn toàn tự do liên kết, tự do sử dụng như tư bản; hai là. sở hữu ruộng đất (sở hữu bất động sản trong điều kiện chủ nghĩa tư bản). Họ muốn dung hoà cả hai loại sở hữu này.

Như vậy, thực chất của luật tự nhiên là luật tư sản. - Lý thuyết về sản phẩm ròng (sản phẩm thuần tuý) Đây là học thuyết trung tâm của hệ thống lý luận trọng nơng. Nội dung chính của học thuyết vể sản phấm ròng là:

+ Sản phẩm ròng là sản phẩm do đất đai mang lại sau khi đã trừ đi chi phí lao động và chi phí cấn thiết để tiến hành canh tác.

+ Có hai nguyên tắc hình thành giá trị hàng hố. Trong cơng nghiệp, giá trị hàng hố bằng tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nguyên liệu, tiền lương công nhân, tiền lương nhà tư bản cơng nghiệp và chi phí bổ sung của tư bản thương nghiệp. Trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, giá trị hàng hố bằng tổng chi phí sản xuất và sản phẩm thuần tuý. Sớ dĩ có sự khác nhau như vậy là do trong cơng nghiệp, q trình tạo ra sản phẩm mới chỉ là quá trình kết hợp giản đơn những chất cũ mà khơng có sự tăng thêm về chất, nên khơng tạo ra sản phẩm thuần t. Cịn trong nơng nghiệp, nhờ có sự tác động của tự nhiên nên có sự tăng thêm về chất, tăng thêm về của cải.

+ Sản phẩm rịng là q tặng của thiên nhiên, chỉ có ngành sản xuất nơng nghiệp mới tạo ra nó vì thế, lao động tạo ra sản phẩm thuần tuý mới là lao động sản xuất, là lao động có thành quả. cịn lao động khơng có thành quả, không sinh lời, là lao động không tạo ra sản phẩm rịng. Tuy nhiên, khơng phải bất cứ nền nông nghiệp nào cũng mang lại sản phẩm rịng, mà chỉ có nơng nghiệp kinh doanh theo kiểu đồn điền tư bản chủ nghĩa mới đem lại sản phẩm ròng.

Từ lý thuyết sản phẩm thuần tuý, những người trọng nông đưa ra lý luận giai cấp trong xã hội, đó là ba giai cấp: giai cấp sản xuất, giai cấp sở hữu, và giai cấp không sản xuất. Sau này lý luận 3 giai cấp được họ phát triển thành 5 giai cấp:

+ Giai cấp các nhà tư bản sản xuất + Giai cấp công nhân công nghiệp + Giai cấp công nhân nông nghiệp

+ Giai cấp các nhà tư bản không sản xuất + Giai cấp sở hữu

- Lý thuyết về tư bản

Chủ nghĩa trọng thương coi tư bản là tiền, còn chủ nghĩa trọng nông coi tư bản là đất đai đưa lại sản phấm ròng, là tư liệu sản xuất được mua bằng tiền. Đó là những yếu tố vật chất đưa vào sản xuất nông nghiệp như nông cụ, súc vật cày kéo, hạt giống, tư liệu sinh hoạt của công nhân.

Lúc đầu, F.Quesnay đã gọi nông cụ, súc vật cày kéo, cơng trình sản xuất là tư bản ứng trước đầu tiên và hạt giống,

tư liệu sinh hoạt của công nhân là tư bản ứng trước hàng năm, sau đó, Turgot gọi đó là tư bản cố định (tư bản ứng trước đầu tiên) tư bản lưu động (tư bản ứng trước hàng năm).

Đây là một cống hiến lớn của trường phái trọng nơng vì họ đã biết căn cứ vào tính chất chu chuyển của tư bản để phân chia và nghiên cứu nó. Tuy vậy, sự phân chia này chỉ tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Biểu kinh tế Quesnay

Biểu kinh tế Quesnay là một phát minh to lớn của chủ nghĩa trọng nơng, vì nền sán xuất xã hội đã được nghiên cứu trong quá trình vận động khơng ngừng (tức q trình tái sản xuất xã hội).

Biểu kinh tế cịn là sự mơ hình hố mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau trong phạm vi toàn xã hội của các giai cấp hiện có.

Sự phát hiện ra tuần hồn máu đã gợi cho F. Quesnay hình ảnh về nền kinh tê' như một cơ thể lớn, trong đó của cải và hàng hố lưu thơng từ giai cấp này sang giai cấp khác.

Mỗi giai cấp, giống như các cơ quan của cơ thể con người, có một chức năng cần thiết trong q trình vận động này.

Nội dung chính của biểu kinh tế Quesnay là: Các giả định:

+ Chỉ xem xét tái sản xuất giản đơn + Trừu tượng hoá sự biến động của giá cả + Khơng tính đến ngoại thương

+ Xã hội có 3 giai cấp cơ bản: giai cấp sản xuất, giai cấp không sản xuất, giai cấp sở hữu

+ Tổng sản phẩm xã hội gồm 7 tỷ tiền, trong đó giá trị sản phẩm nông nghiệp là 5 tỷ, công nghiệp là 2 tỷ.

+ Trong 5 tỷ sản phẩm nơng nghiệp có cơ cấu là: 1 tỷ được dùng làm khấu hao về tư bản ứng trước đầu tiên. 2 tỷ để bù đắp tư bản ứng trước hàng năm, 2 tỷ là sản phẩm ròng.

+ 2 tỷ sản phẩm cơng nghiệp có cơ cấu là: 1 tỷ dùng đê’ tiêu dùng cá nhân cho giai cấp không sản xuất, 1 tỷ dùng để bù đắp hao phí nguyên vật liệu.

+ Trong tay giai cấp sở hữu có 2 tỷ tiền mặt (tiền tơ). Q trình vận động của lưu thơng hàng hố và lưu thông tiền tệ thể hiện qua 5 hành vi. Kết thúc là: giai cấp sản xuất bán 3 tỷ nơng phẩm, có được 3 tý tiền. Nhưng lại dùng 1 tỷ mua tư bản ứng trước đầu tiên và trả 2 tỷ tiền cho giai cấp sở hữu đê thuê ruộng đất năm sau. Ở giai cấp sản xuất còn lại 2 tý sản phẩm để tự tiêu dùng.

Giai cấp khơng sản xuất bán tồn bộ sản phấm cúa mình (theo giả định của Quesnay. giai cấp khơng sản xuất khơng tiêu dùng sản phẩm của mình), thu được 2 tỷ tiền, 1 tỷ dùng mua nông sản để tiêu dùng cá nhân, 1 tỷ để mua nguyên liệu của giai cấp sản xuất. Giai cấp sở hữu có 2 tỷ tiền và họ dùng để mua 2 tỷ sản phẩm của giai cấp sản xuất và giai cấp khơng sản xuất. Q trình vận động của tổng sản phẩm xã hội được thể hiện qua hình 1.

Từ sự phân tích "biểu kinh tê' Quesnay". có thể rút ra kết luận: Quesnay là người đầu tiên phân tích q trình tái sản xuất giản đơn tư bản chủ nghĩa. Sự vận động của sản phẩm xã hội được xem xét cả về phương diện giá trị và hiện vật. Quesnay đã xuất phát từ quy luật: tiền tệ quay trở lại với người bỏ tiền ra đầu tiên, và khơng đề cập đến ngoại thương. Đây chính là những ưu điểm của "Biểu kinh tế Quesnay".

Hình 7. Sơ đồ hiểu kinh tếQuesnciy

Về hạn chế. Quesnay không đề cập đến "sản phẩm thuần tuý" và tư bản trong cơng nghiệp. Ơng đã đưa ra giả định sai: cơng nghiệp khơng tiêu dùng sản phấm của mình.

Như vậy, "Biểu kinh tế Quesnay" có ý nghĩa lớn về mặt phương pháp luận, nhưng những kết luận cụ thể rút ra từ biểu này là sai lầm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)