Các quan điểm kinh tế của J.B Say (1767 1832)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 71 - 74)

III. KINH TẾ CHÍNH TRỊ HẬU cổ DIEN (KINH TẾ CHÍNH TRỊ TẦM THƯỜNG)

b. Các quan điểm kinh tế của J.B Say (1767 1832)

* Đặc điểm vê phương pháp luân

J. B. Say sinh ra trong một gia đình đại thương nhân ở Lyon. Khi cịn trẻ, ơng tham gia cơng việc kinh doanh của gia đình. Ơng đã học ở Anh trong thời kỳ cách mạng cơng nghiệp. Năm 1799. Ơng làm tổng biên tập tờ báo “Tuần báo triết học, vãn học và chính trị”. Cuối đời. ơng là trướng khoa kinh tế chính trị ở một số trường đại học ở Pháp.

Những tác phẩm chính của ơng là: “Bàn về khoa kinh lê' chính trị” (năm 1803); “Giáo lý kinh tế chính trị học” (nãm 1815); “Giáo trình đầy đủ về kinh tế chính trị học” (năm 1828-1829).

Phương pháp luận của Say mang tính chủ quan, tâm lý và phi lịch sử.

Ơng cho rằng “Khoa kinh tê' chính trị khơng phải là chính trị”, ơng đề nghị tách kinh tê' chính trị ra khỏi chính trị và biến nó thành một mơn khoa học thực hành.

Say đã phân loại một cách tầm thường kinh tế chính trị và chia nó ra thành 4 phần: sản xuất, trao đổi. phân phối và tiêu dùng. Đối với sản xuất, ông chi thấy mặt kỹ thuật của nó và cho rằng qui luật của sản xuất là qui luật vĩnh viễn, đem các qui luật của sản xuất đối lập với các qui luật của trao đổi, tách trao đổi, phân phối và tiêu dùng ra khỏi sản xuất.

* Các lí thuyết kinh tế

Lí luận giá trị của Say là lí luận giá trị ích lợi.

Say đã đối lập hồn tồn với lí luận giá trị lao động của trường phái cổ điên. Ơng cho rằng sản xuất tạo ra cơng dụng của vật. cịn cơng dụng của vật lại truyền giá trị cho vật. Ông đã đổng nhất giữa giá trị với giá trị sử dụng. Theo ông, “khi một người bán cho người khác một sản phẩm nào đó, anh ta đem bán tính ích lợi nằm trong sản phẩm ấy: người mua chí mua nó vì tính ích lợi của nó, vì việc sử dụng mà mình có thể thực hiện được với nó. Nếu vì một ngun nhân nào đó. người mua buộc phải trả giá mức cao hơn anh ta cần về ích lợi ấy, thì anh ta đã trả cho một giá trị khơng có...”.

Như vậy, Say cho rằng tính có ích của vật càng lớn thì giá trị của vật càng cao và giá trị của vật được xác định trên thị trường, trong giá cả của nó. Ơng khẳng định: “giá cả là thước đo của giá trị. còn giá trị là thước đo của ích lợi. ích lợi của sản phẩm càng nhiều thì giá trị của sản phẩm càng cao”. Tuy nhiên, khi nói đến ích lợi của vật thì ơng phân biệt nó thành hai loại: một loại là “ích lợi khơng mất tiền mua” như nước, khơng khí...; một loại khác là “ích lợi mất tiền mua”. Trong “ích lợi mất tiền mua” thì có hai loại: loại “ích lợi phải trả tiền hồn tồn” như vàng; cịn loại khác, như sắt, thì chỉ phải “trả tiền một phần”.

- Lí luận Ba nhân tố sản xuất:

Trên cơ sở lí thuyết giá trị ích lợi, Say đã xây dựng lí thuyết Ba nhân tố sản xuất. Theo ơng. có ba nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất và chúng có ích lợi khác nhau

trong việc tạo ra giá trị. Ba nhân tố đó là: lao động, đất đai và tư bản. ích lợi của lao động là tạo ra tiền lương, ích lợi của tư bản là tạo ra lợi nhuận và ích lợi của đất đai là tạo ra địa tô. Theo ông "Những giá trị được tạo ra là do tác động và nhờ sự giúp sức của công nghiệp, của tư bản và của những tác nhân lự nhiên là cái chính, chứ khơng phải là cái duy nhất, là đất đai canh tác..."

Say quan niệm lợi nhuận là do kết quả của đầu tư tư bản mang lại. Nếu đầu tư thêm tư bản vào sản xuất sẽ làm tăng thêm sản phẩm, phù hợp với phần tăng thêm giá trị. Ông phân biệt nhà lư bản với nhà kinh doanh. Nhà tư bản là người cho vay tư bản để thu lợi tức, còn nhà kinh doanh vay tư bản để tiến hành sản xuất kinh doanh. Do đó. lợi nhuận là phần thưởng, hoặc một dạng tiền lương của doanh nhân.

- Lí thuyết thực hiện (hay "thuyết tiêu thụ") và vai trò của nhà nước

Say đã phủ nhận sản xuất thừa trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Theo ơng, tính chất nhịp nhàng, cân đối của sản xuất là do sản xuất tự tìm ra nơi tiêu thụ hàng hoá, khối lượng hàng hoá bán ra bằng khối lượng hàng hoá mua vào, hoặc tổng cung bằng tổng cầu. Trong việc tiêu thụ hàng hoá này. tiền chỉ là trung gian.

Trong trường hợp hàng hoá sản xuất ra khơng bán được, thì ơng giải thích là do tình trạng sản xuất khơng đủ ở một ngành nào đó, cho nên ở ngành khác có sản xuất thừa. Việc mất cân đối này chỉ là một hiện tượng ngẫu nhiên, nhất thời, mang tính bộ phận. Do đó, để giải quyết hiện

tượng mất cân đối này. theo ông. cần phải đẩy mạnh sản xuất ở những ngành khơng đủ hàng hố.

Say cho rằng, những cuộc khủng hoảng thương nghiệp xảy ra là do sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế. Ơng tán thành tự do hoá nền kinh tế, chống lại việc hình thành những doanh nghiệp nhà nước.

Mặt khác, ông lại cho rằng nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi cho sự làm giầu của tư nhân bằng cách xây dựng kết cấu hạ tầng của xã hội như: đường xá, cầu cống, kênh đào. cảng biển...

Theo ông. "các viện hàn lâm. các thư viện, các trường học cơng cộng.... do các chính phủ sáng suốt dựng nên, góp phần tạo ra của cải bằng cách phát hiện những chân lý mới. truyền bá những chân lý đã biết, và bằng cách đó mà đưa các nhà doanh nghiệp công nghiệp lên con đường áp dụng những tri thức của con người vào những nhu cầu của nó".

Say khơng chủ trương chống lại sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, và cho rằng nhà nước phải bảo vệ cho sớ hữu tư nhân vì "sự bảo vệ duy nhất ấy có lợi cho sự thịnh vượng chung".

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 71 - 74)