TIỀN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI CHO sự XUẤT HIỆN CỦA CHÚ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 88 - 89)

HIỆN CỦA CHÚ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG TÂY ÂU

Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời từ thế ký thứ XVI trong thời kỳ tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản. Nó là sản phẩm của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nó biểu hiện sự phản kháng của quần chúng lao động chống lại chế độ tư bân với sự bóc lột tàn bạo và đề ra nhiệm vụ thay thê' chê' độ tư bản bằng chê' độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp. ớ đó mọi ách thống trị vĩnh viễn bị tiêu diệt. Nhưng phải đến cuối thê' kỷ XVIII - đầu thè' kỷ XIX học thuyết này mới trở thành phổ biến và đạt tới đỉnh cao nhất của nó trong các tác phẩm của Saint Simon, Charles Fourier ở Pháp và Robert Owen ở Anh.

Đầu thê' kỷ XVI, chủ nghĩa xã hội không tưởng mới ở dạng sơ khai. Những người đầu tiên của chủ nghĩa xã hội không tưởng là Thomat Morus (1478 - 1535) và Topado

Campanen. Những đại biểu này trình bày ý tưởng của họ về chủ nghĩa xã hội mới chỉ ở dạng đơn sơ, chưa phát triển đầy đủ. Đến đầu thế kỷ XIX do cuộc cách mạng công nghiệp trong chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển vượt bậc. giai cấp vơ sản được hình thành nhanh chóng. Nhưng cùng với điều đó là tình trạng khủng hoảng kinh tế, nạn thất nghiệp, bần cùng hoá đời sống người lao động... tăng nhanh, đã dẫn đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong các nước châu Âu. Nhưng do lúc đó giai cấp cơng nhân chưa trở thành lực lượng chính trị độc lập. nhận thức của họ về sứ mệnh lịch sứ của mình chưa đầy đủ, nên phong trào cơng nhân chưa mạnh, chưa mang tính chất tự giác. Do đó. việc chống lại áp bức. bóc lột của chủ nghĩa tư bản đương thời chí biếu hiện ra dưới hình thức tư tướng, ước mơ về một xã hôi tương lai tốt đẹp mà thôi.

Ra đời trong điều kiện đó. học thuyết của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng là biểu hiện sự bất bình tự phát của giai cấp cơng nhân và quẩn chúng lao động đối với chủ nghĩa tư bản và tìm đường xây dựng một xã hội cơng bằng và hạnh phúc hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 88 - 89)