BẢN" CỦA K. MARX
1. Nội dung cơ bản của quyên I bộ "Tư bản"
Quyển I. Quá trình sản xuất của tư bản gồm 7 phần và 25 chương.
- Phần 1 (chương 1 - 3) "Hàng hoá và tiền tệ".
Điểm xuất phát của bộ "Tư bản" là hàng hoá. từ hàng hố K. Marx đã phân tích giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Từ giá trị trao đổi. Marx nghiên cún "vết tích" của giá trị và khẳng định lao động xã hội là thực thể của giá trị. Trong phần này. sau khi đã xác định thực thể và lượng giá trị. K. Marx đã trình bày lính hai mặt của lao động sán xuất hàng hố. K. Marx khảng định "Tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hố". Đó là lao động cụ thê’ và lao động trừu tượng. Theo ông. lao động cụ thể là lao động có ích. là sự mơi giới tất yếu vĩnh viễn giữa con người với tự nhiên, còn lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử. nó là nguồn gốc tạo ra giá trị của hàng hoá.
Cũng trong phần này. K. Marx đã phân tích các hình thái phát triển từ thấp đến cao của giá trị là: hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên, hình thái đầy đú hay mở rộng, hình thái chung và hình thái tiền của giá trị. Ư đây Marx đã áp dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử đê’ làm rõ quá trình phát triển của các hình thái của giá trị. mà hình thái cao nhất của nó là tiền tệ. Bản chất của tiền tệ là hàng hoá đặc biệt, là vật ngang giá chung, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá và biểu thị giá trị của toàn bộ thế giới hàng hố cịn lại.
Sau khi vạch rõ được bản chất của tiền tệ. K. Marx đã đề cập 5 chức nâng của tiền cũng như quy luật vận động của nó.
- Phần 2 (chương 4) "Sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản"
Trong chương này K. Marx đã phân tích điều kiện để tiền tệ chun hố thành tư bản. cơng thức chung và mâu thuẫn của công thức chung của tư bán. Việc giải quyết mâu thuẫn của công thức được dựa vào nguyên tắc trao đổi ngang giá và việc xuất hiện hàng hoá sức lao động. Hàng hố sức lao động có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của hàng hố sức lao động có cơng dụng đặc biệt là khả năng có thể tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị của chính nó.
- Phần 3 (chương 5 - 9) "Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối"
K. Marx đã phân tích qurí trình sản xuất giá trị thặng dư dựa trên việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Để vạch trần bán chất của giá trị thặng dư. K. Marx đã vận dụng tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hố.
Trong q trình lao động của cơng nhân, một mặt. lao động cụ thế đã bảo tồn giá trị của tư liệu sản xuất vào sản phấm. vì vậy tư brtn bất biến chỉ là điều kiện của quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Mặt khác, bằng lao động trừu tượng, người công nhân đã tạo ra giá trị mới cho sản phẩm. Như vậy, giá trị thặng dư là do lao động không công, hoặc do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra.
- Phần 4 (chương 10 - 13) "Sản xuất giá trị thặng dư tương đối"
Khi phân tích sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Marx đã nghiên cứu 3 giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong cơng nghiệp. Đó là: hiệp tác giản đơn, cơng trường thủ cơọg, máy móc và đại cơng nghiệp cơ khí. Ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản phản ánh quá trình hình thành và phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa; đồng thời nó cũng là cách thức nhằm giúp cho tư bản thu thêm nhiều giá trị thặng dư.
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội.
- Phần 5 (chương 14 - 16) "Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối". Trong phần này K. Marx đã chỉ rõ sự giống và khác nhau giữa giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối, cũng như mối quan hệ giữa chúng.
- Phần 6 (chương 17 - 20) "Tiền lương": bản chất và các hình thức cơ bản của tiền lương được K. Marx nghiên cứu trong phần này. Tiền lương tư bản chủ nghĩa là giá cả (hay giá trị) của hàng hoá sức lao động. K. Marx đã phân tích hai hình thức cơ bản của tiền lương: tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm.
- Phần 7 (chương 21 - 25) "Q trình tíchluỹ tư bản". Trong phần này K. Marx nghiên cứu việc chuyển hoá của giá trị thặng dư thành tư bản. Để làm rõ được tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa, k. Marx bắt đầu từ tái sản xúất giản đơn. Phân tích quá trình tích luỹ tư bản, K. Marx đã chỉ ra quy luật chung của tích luỹ tư bản. Đồng thời, trong phần
này K. Marx cũng đề cập đến q trình tích lũy ngun thuỷ của chủ nghĩa tư bản, chỉ rõ khuynh hướng lịch sử của tích luỹ tư bản và sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản.
2. Nội dung cơ bản của quyển II bộ "Tư bản"
Nội dung phân tích của quyển II là q trình lưu thơng tư bản chủ nghĩa gồm 3 phần và 21 chương.
I - Phần ỉ (từ chương 1 đến chương 6) “Những biến hố
hình thái của tư bản và tuần hồn của những biến hố hình thái ấy
Việc nghiên cứu tuần hoàn của tư bản cho phép làm rõ được sự vận động của tư bản. Nó cũng vạch ra mục đích của sản xuất TBCN, vị trí vai trị của sản xuất và lưu thơng trong sự vận động của tư bản.
- Phần 2 (chương 7 đến 17) “Chu chuyển của tư bản".
Trong phần này, K. Marx đã làm rõ vấn đề tốc độ vận động của tư bản, điều kiện vận động của tư bản trong sản xuất và lưu thông, cơ cấu của thời gian chu chuyển, việc phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu thông...
- Phẩn 3 (chương 18 - 21) ''Tái sản xuất và lưu thơng của tư bấn xã hội". Khi phân tích điều kiện thực hiện tổng
sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và mở rộng, K. Marx đã đưa ra những giả định khoa học. Ông đã khái quát được những điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng với cấu tạo hữu cơ khơng thay đổi. Phân tích tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, K. Marx đã chỉ ra vai trò chủ đạo của khu vực I là tái sản xuất ra tư liệu sản xuất so với khu vực II là tái sản xuất ra tư liệu tiêu dùng.
3. Nội dung cơ bản của quyển III bộ "Tu bản"
Quyển in gồm 7 phần và 52 chương. Trong quyển này quy luật phân phối giá trị thặng dư giữa các tập đồn, giai cấp bóc lột trong xã hội tư sản đã được làm rõ.
K. Marx đã nghiên cứu sự chuyển hoá của giá trị thặng dư thành lợi nhuận, tỷ suất giá trị thặng dư thành tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất, giá cả thị trường, xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận, sản xuất thừa, tư bản thương nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, sự vận động của tư bản cho vay, sự phân chia lợi nhuận thành lợi nhuận doanh nghiệp và lợi tức cho vay và sự chuyển hoá của lợi nhuận siêu ngạch thành các loại địa tô-: địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối....
4. Nội dung cơ bản của quyển IV bộ "Tư bản"
Quyển này gồm 3 phần và 24 chương. Trong quyểri này, K. Marx nghiên cứu lịch sử hình thành lý luận giá trị thặng dư. Ở đây, K. Marx đã khắc phục được những bế tắc, hạn chế của kinh tế chính trị tư sản cổ điển về lý luân giá trị thặng dư trong điều kiện chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.