KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIÊU TƯSẢN
Vào đầu thế kỷ XIX. do hậu quả của cuộc cách-mạng công nghiệp mà ở các nước Tây Âu có những biến đổi lớn về kinh tế - xã hội. Sự thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới tạo ra bước chuyến từ giai đoạn công trường thủ công sang giai đoạn công nghiệp, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, năng suất lao động tãng cao. Đây là giai đoạn mà chủ nghĩa tư bản đã khẳng định sự chiến thắng của nó đối với chế độ phong kiến. Do năng suất lao động tăng cao. số lượng hàng hóa sản xuất ra rất lớn, việc tiêu thụ chúng trở nên khó khăn hơn và do đó cạnh tranh tự do càng trở nên quyết liệt. Cơ chế cạnh tranh tự do đã làm cho chủ nghĩa tư bản bộc lộ những mâu thuẫn trong quá trình phát triển như khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, phá sản hàng loạt những người sản xuất nhỏ. Phân hóa giai cấp trong xã hội ngày càng sâu sắc. Từ đó xuất hiện phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm tiểu tư sản. Kinh tế chính trị tiểu tư sản xuất hiện.
Các đại biểu của trường phái này là: Simonde de Sismondi, Jean Joseph Proudhon.
Kinh tế chính trị tiểu tư sản đứng trên lập trường của giai cấp tiểu tư sản để phê phán chủ nghĩa tư bản và phát triển tư tưởng kinh tế theo hướng vơ chính phủ.
Kinh tế chính trị tiểu tư sản vừa có tính hợp lý vừa có những hạn chế do lập trường giai cấp của họ. Tính hợp lý của kinh tế chính trị tiểu tư sản thể hiện ở chỗ họ đã phê phán trật tự kinh tế của xã hội tư bản, vạch ra một số mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản như bần cùng, thất nghiệp, phá sản..., mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản.
Tuy nhiên kinh tế chính trị tiểu tư sản vần cịn nhiều hạn chế như: chưa hiểu được bán chất của mâu thuẫn chủ nghĩa tư bản cho nên chưa tìm ra được giải pháp tích cực để giải quyết những mâu thuẫn đó. Để khắc phục những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư ban. họ đưa ra những kiến nghị phi lý như hạn chế tự do cạnh tranh, hạn chế sử dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, chia sản xuất tư bản nhỏ ra và biến công nhân thành người sớ hữu nhỏ. Họ phê phán chủ nghĩa tư bản, muốn thay chế độ tư bản bằng một xã hội dựa trên nguyên tắc bình đẳng nhưng lại bảo vệ chế độ tư hữu và tự do cạnh tranh.
Xét về mặt phương pháp luận của kinh tế chính trị tiểu tư sản cũng mang tính chất hai mặt. Một mặt họ coi sự phát triển lịch sử phụ thuộc vào sự cơng bằng. Họ nhấn mạnh vai trị đạo đức đối với tiến bộ của lịch sử, do đó thường đánh giá lịch sử
bằng các đạo đức. cũng chính vì thế mà kinh tế chính trị tiêu tư sản đã sản sinh ra chủ nghĩa lãng mạn kinh tế.
Mặt khác kinh tế chính trị tiểu tư sản đã giải thích các hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chất duy vật (tuy nhiên cũng mới là duy vật siêu hình). Họ đã giải thích bóc lột là sự trao đổi không ngang giá, là do lun thơng. Vì vậy để xóa bỏ bóc lột, theo họ cần phải cải cách lưu thông. Họ coi nền sản xuất nhỏ là vĩnh cửu. khơng có mâu thuẫn, khơng có khủng hoảng kinh tế, khơng có thất nghiệp...
II. CÁC QUAN ĐIỂM KINH TẾ CỦA SIMONDE DE SISMONDI (1773 - 1842)