Học thuyết kinh tế của A.Smith (1723-1790)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 43 - 56)

II. Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN KINH TẾ

a. Học thuyết kinh tế của A.Smith (1723-1790)

* Sơ lược về tiểu sử và tác phẩm

A. Smith sinh ở Scotland, tại thành phố Kirkaldy. Là học sinh có tài nãng, 14 tuổi ơng đã vào học trường Đại học Glasgow, năm 17 tuổi học ở trường Đại học Oxford. Năm 1748 tốt nghiệp đại học, ông giảng dạy vãn học và tu từ học ở trường Đại học Edinburgh. Từ năm 1751 trở đi, ông giảng dạy logic, triết học. đạo đức tại trường Đại học Glasgow. Năm 1795 ông xuất bản cuốn sách "Lý luận về những tình cảm đạo đức". Năm 1764 ơng trở thành gia sư của 1 quý tộc. Năm 1765 ông sang Pháp, chủ nghĩa trọng nơng Pháp đã có ảnh hưởng rất lớn đối với các quan điểm kinh tế của ông. 12 năm sau, ông đã nghiên cứu và hoàn thành tác phẩm nổi tiếng: "Của cải của các dân tộc".

* Thế giới quan và phương pháp luận của A.Smith

Thế giới quan của ông về cơ bản là duy vật. Ơng đã tìm hiểu các quy luật khách quan trong đời sống kinh tế. Nhưng chủ nghĩa duy vật.ở ơng cịn mang tính chất tự phát, máy móc.

Phương pháp luận của A. Smith có tính hai mặt: một mặt, ơng phân tích mối liên hệ bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế, từ đó rút ra được các kết luận khoa học. Nhưng mặt khác, ông lại đặt mối liên hệ đó như mối liên hệ bề ngồi, và chỉ mơ tả, liệt kê theo kiểu mục lục, đưa ra

những định nghĩa, khái niệm biểu hiện bề ngồi của nó, nên đã rút ra những kết luận sai lầm.

A.Smith là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản, 'có thể coi ơng lã nhà kinh tế tổng hợp của thời kỳ công trường thủ công tư bản chủ nghĩa.

* Hệ thống lý luận kinh tế của A.Smith

- Tư tưởng về bàn tay vơ hình

Điểm xuất phát trong phân tích kinh tế của ơng là nhân tố "con người kinh tế". Theo ông. thiên hướng thuộc bản chất của con người là muốn trao đổi vật này lấy vật khác. Thiên hướng này là hậu quả tất yếu của khả năng suy nghĩ và ngôn ngữ của con người. Trong khi trao đổi sản phẩm và lao động cho nhau, thì con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân, bởi lịng vị ký của họ. theo kiểu: "Anh cho tôi thứ mà tơi thích, anh sẽ có thứ mà anh u cầu”. Ơng khẳng định đó chính là ý nghĩa của trao đổi.

Nhưng khi chạy theo lợi ích cá nhân, thì có một "bàn tay vơ hình" chi phối, buộc "con người kinh tế" phải thực hiện một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến, là đáp ứng lợi ích xã hội. "Bàn tay vơ hình" chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối hoạt động của con người. Ông gọi hệ thống các quy luật kinh tê' đó là "Trật tự tự nhiên". Ơng cho rằng chỉ có chủ nghĩa tư bản mới là xã hội bình thường vì nó được xây dựng trên cơ sở "Trật tự tự nhiên", mà trong đó tồn tại sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá; nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch. Ơng đề cao vai trị của quy luật kinh tế, đề cao tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào quá

trình kinh tế. Đối với A.Smith, nhà nước phải là tối thiểu. Ông cho rằng nhà nước có những vai trị sau đây: thứ nhất là "quốc phòng, tức bảo vệ xã hội chống lại bạo lực và bất công của các dân tộc khác"; thứ hai là "bảo hộ..."; thứ ba là "phát triển những của cải cơng cộng, tức tạo ra và duy trì những thể chê' cơng cộng, những tồ nhà và cơng trình cơng cộng, những thứ này dù rất có ích cho xã hội nhưng không bao giờ thu được lợi nhuận".

- Lý luận về phân công lao động

A. Smith bắt đầu từ tác phẩm "Của cải của các dân tộc" bằng việc phân tích phân cơng lao động. Theo ơng: "Sự cải tiến lớn nhất về mặt nãng suất lao động và phần lớn kỹ năng, sự khéo léo và óc phán đốn đúng đắn có được hình như là nhờ sự phân cơng lao động". Ơng đã nghiên cứu phân công lao động trong công trường thủ công và rút ra những ưu điểm của nó như:

Một là, tãng kỹ nãng. kỹ xảo của người lao động. Nhờ có chuyên mơn hố. tài nãng và sự khéo léo của người lao động được nâng lên, tạo điều kiện cho họ làm được khối lượng công việc nhiều hơn trước.

Thứ hai, tiết kiệm thời gian chuyển từ công việc này sang công việc khác. Theo ông, "một người thợ dệt ở nông thôn vừa làm ruộng vừa dệt vái mất khá nhiều thời gian khi chuyển từ khung dệt ra ngoài đồng và ngược lại. Nếu cả hai công việc này làm trong một xưởng thợ, tất nhiên số thời gian đi lại giảm đi rất nhiều".

Thứ ba, do chun mơn hố, thao tác đơn giản, sẽ dễ dàng áp dụng máy móc.

Tuy nhiên, ơng chưa phân biệt rõ phân cơng lao động xã hội với phân công lao động trong cơng trường thủ cơng.

Ơng coi chính sự trao đổi đã hình thành nên sự phân cơng lao động, mức độ phân công lao động bị hạn chế bởi mức độ trao đổi, hoặc bởi qui mô thị trường. Qui mô thị trường nhỏ, ít dân cư thì trình độ phân cơng lao động thấp, hạn chế. Mật khác, giao thông vận tải phát triển cũng là điều kiện thuận lợi cho phân cơng lao động vì lúc đó, qui mơ thị trường được mở rộng.

- Lý luận về tiền tệ:

A. Smith đã trình bày lịch sử ra đời của tiền tệ thông qua sự phát triển của lịch sử trao đổi. Theo ơng, trong thời kì đầu. gia súc được coi là thứ công cụ chung dùng trong trao đổi. Sau đó. kim loại được dùng làm phương tiện trao đổi. Ưu điểm của kim loại là ít hao mịn. dễ chia thành phần nhỏ và nếu cần có thể đúc lại. Chính những ưu điểm này làm cho kim loại trở thành cơng cụ thích hợp cho bn bíín và lưu thông. Lúc đầu. các kim loại được sử dụng vào việc buôn bán. trao đổi ớ dạng thanh, thỏi thô sơ. chưa được đúc thành tiền, nhưng đã đóng vai trị tiền tệ. Tuy nhiên, việc sử dụng kim loại ở dạng thơ sơ cũng gây khó khãn trong việc xác định chất lượng và trọng lượng của nó. Vì thế. để trao đổi được tiến hành dễ dàng hơn. nhà nước đã đóng dấu lên các thanh kim loại để chỉ rõ số lượng của nó. Đây là cơ sở để tiền đúc ra đời. Sau đó, tiền vàng, bạc đủ trọng lượng xuất hiện, rồi việc thay những đồng tiền vàng bằng tiền đúc không đủ trọng lượng, và cuối cùng tiền giấy xuất hiện.

A. Smith cho ràng, tiền giấy có nhiều ưu điểm, tiền giấy rẻ hơn, cịn ích lợi cũng như tiền vàng. Ơng coi tiền tệ là "một bánh xe lưu thông khổng lồ và là một công cụ thương mại sắc bén". Ông đánh giá cao vai trị của tín dụng và coi nó là phương tiện làm cho tư bản năng động hơn.

Về qui luật lưu thông tiền tệ. ông khẳng định không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả. mà giá cả quyết định số lượng tiền tệ và số lượng tiền giấy phải tương đương với số lượng tiền vàng mà tiền giấy thay thế trong lưu thông.

Mặc dù lý luận tiền tệ của A. Smith cịn có hạn chế như ơng chưa nghiên cứu đầy đủ các chức năng của tiền, quá nhấn mạnh chức năng phương tiện lưu thông... nhưng trong lý luận tiền tệ của ơng cũng có những quan điểm đúng đắn. ơng đã phát triển quy luật lưu thông tiền tệ của w.Petty, đã chỉ ra lịch sử ra đời của tiền tệ...

- Lý luận giá trị

Sau khi trình bày vấn đề phân công lao động, tiền tệ, A.Smith đi sâu vào làm rõ giá trị hàng hố. Theo ơng "Thuật ngữ giá trị có hai nghĩa... Nghĩa thứ nhất được gọi là "giá trị sử dụng", nghĩa thứ hai là "giá trị trao đổi". Ơng khẳng định: "Khơng có gì có ích hơn nước, nhưng hầu như không thể dùng nước đê’ mua được bất cứ cái gì khác. Ngược lại, một viên kim cương thì hầu như khơng có giá trị gì vệ mặt sử dụng, nhưng nó có thể đổi lấy rất nhiều hàng hố khác". Như vậy ơng đã phân biệt sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Khi xác định giá trị, ông cho rằng "lao động là thước đo thực tế, là phương pháp vạn

năng và chính xác duy nhất qua đó chúng ta có thể so sánh giá trị của các hàng hố khác nhau". Ơng cịn đề cập đến lao động giản đơn và lao động phức tạp, "người ta cịn phải tính đến mức độ khó nhọc và tài khéo léo của người làm ra sản phấm. Sức lao động bỏ ra trong một giờ lao động khó nhọc, có thể nhiều hơn sức lao động trong hai giờ làm việc nhẹ nhàng, hoặc làm một giờ trong một nghề mà phải mất 10 năm học tập thì phải tốn sức hơn làm một tháng trong một nghề bình thường". Như vậy trong cùng một thời gian, lao động phức tạp sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn.

Ông đã đưa ra những khái niệm khác nhau như giá cả thực tế. giá cả danh nghĩa, giá cả tự nhiên và giá cả thị trường, giá cả thực tế được tính bằng lao động và giá cả danh nghĩa được tính bàng tiền. Giá cả tự nhiên là giá cả ngang với mức cần thiết để trả cho địa tô. tiền công và lợi nhuận của tư bản (theo các tỷ suất trung bình của chúng). Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hố. nó chịu ảnh hưởng của biến động cung cầu. Ông đã phân biệt nhu cầu thực tế và nhu cầu tuyệt đối, và cho rằng khi số lượng hàng hoá mang ra thị trường (cung) không đáp ứng được nhu cầu thực tế, thì người mua sẽ trả giá cao hơn, do đó giá cả thị trường sẽ cao hơn giá cả tự nhiên. Nhưng khi số lượng hàng hoá mang bán tại thị trường vượt quá nhu cầu thực tế thì giá thị trường sẽ giảm xuống dưới giá cả tự nhiên. Cịn khi số lượng hàng hố mang bán trên thị trường vừa đủ nhu cầu thực tế thì giá trị thị trường sẽ vừa đúng hoặc chênh lệch không đáng kể so với giá cả tự nhiên.

Như vậy giá cả thị trường có thể cao, thấp hoặc bằng với giá cả tự nhiên, giá cả tự nhiên là trung tâm, giá cả thị trường phải hướng về giá cả trung tâm đó. Ngồi ra giá cá thị trường chịu ảnh hưởng của yếu tố độc quyền và chính sách của nhà nước. Mặc dù ông căn cứ vào nguyên lý giá trị là do lao động tạo nên để tìm ra thước đo nội tại của giá trị. Nhung mật khác, ông đã sai lầm khi cho rằng giá trị là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hố này quyết định. Từ đó ơng cho rằng "vào thời kỳ đầu cịn thơ sơ của xã hội, trước khi có sự tích luỹ tư bản và chiếm hữu ruộng đất. tỷ lệ giữa các lượng lao động cần thiết để có được các đồ vật dường như là yếu tố duy nhất quyết định quy tắc để trao đổi đồ vật đó". Cịn trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, giá trị do các bộ phận của thu nhập tạo thành, nó bàng tiền lưofng, lợi nhuận và địa tơ. Ơng viết "tiền lương, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như là của bất kỳ giá trị trao đổi nào”. Ớ đây ông đã nhầm lẫn giữa nguồn gốc tạo ra giá trị với việc phân chia nó.

- Lý .luận về thu nhập

A.Smith đã đứng trên lý luận thu nhập để giải thích vấn đề giai cấp. Ông đã xếp những người cùng nhận một hình thái thu nhập như nhau vào một giai cấp. Những người nhận được tiền công là công nhân, những người thu được lợi nhuận là các nhà tư bản cơng thương nghiệp, chủ trại, cịn giai cấp chiếm hữu ruộng đất thu được địa tô.

A. Smith cho l àng tiền công là "sản phẩm của lao động cấu thành món tiền thưởng tự nhiên cho lao động". Trước khi có chủ nghĩa tư bản thì tồn bộ sản phẩm làm ra thuộc về người lao động. Theo ơng lúc đó, "họ chẳng có chủ đất mà cũng chẳng có chủ xưởng để phải chia sẻ sản phẩm". Nhưng khi xuất hiện tư bản thì địa tơ, lợi nhuận, tiền công là những khoản khấu trừ vào sản phẩm của lao động. Tiền công là thu nhập của cơng nhân làm th. Ơng đã chỉ rõ mâu thuẫn về lợi ích giữa cơng nhân và nhà tư bản: "chủ và thợ mà lợi ích của hai bên khơng giống nhau. Người thợ muốn có càng nhiều tiền cơng càng hay. nhưng người chu lại muốn trả cơng càng ít càng tốt". Ông ủng hộ việc trả lương cao cho cơng nhân. Theo ơng "khơng có một xã hội nào lại có thể phổn vinh, hạnh phúc trong khi đại đa số dân chúng sống khổ sở. cơ cực. Cần phải có sự cơng bằng trong đời sống xã hội. những người làm ra mọi của cải: lương thực, vải vóc, nhà cửa cho tồn xã hội, cần phải được hưởng một phần số của cái mà họ làm ra bằng sức lao động của chính họ”. Ơng cho rằng sự biến động tăng giảm của tiền công phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Khi tán thành tiền công cao A.Smith đã gắn tăng tiền cơng với tăng dân số. đã nghiên cứu nó trong cơ chế thị trường: "Thị trường lao động, khi thì có q nhiều nhân cơng, khi thì khơng có đủ nhân cổng để thoả mãn nhu cầu sử dụng, do đó giá cơng lao động được quyết định bởi quy luật cung cầu mặt hàng này. Chính theo cách này mà nhu cầu về nhân công... nhất thiết phải điều chỉnh số người sinh ra", (tức cầu về lao động quyết định cung về lao động). Ơng cịn nêu một

số yếu tố khác liên quan đến tiền lương như "sự dễ chịu hay khó nhọc của cơng việc, thời gian học nghề, giá các mặt hàng thiết yếu và tiện nghi cho cuộc sống... Ông cũng đã phân biệt tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.

A. Smith đã có nhiều luận điểm đúng đắn về tiền cơng, tuy nhiên, trong lý thuyết này ơng vẫn cịn một số điểm hạn chế như coi tiền lương là giá cả của lao động, coi quy luật nhân khẩu của loài người cũng giống như loài vật...

+ Lý luận về lợi nhuận

A.Smith cho rằng "Lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai từ sản phẩm của lao động", là kết quả của lao động đem lại. Ông đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: quy mô của tư bản đầu tư. lĩnh vực kinh doanh, sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản, mối quan hệ giữa tiền công và lợi nhuận (tiền cơng tăng thì lợi nhuận giảm và ngược lại), chính sách của nhà nước, những quy định của phường hội...

Ông đã nhận thấy do cạnh tranh nên tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm "khi tiền vốn của nhiều nhà buôn giàu có được chuyển vào cùng một ngành kinh doanh, họ phải cạnh tranh nhau, và tất nhiên dẫn đến việc giảm số lợi nhuận thu được. Khi có việc tăng vốn ở tất cả các ngành kinh doanh trong cùng một xã hội, sự cạnh tranh giữa những người kinh doanh với nhau cũng gây nên tác động tương tự trong tất cả các ngành đó."

Về lợi tức, ơng cho rằng lợi tức là bộ phận của lợi nhuận, được sinh ra từ lợi nhuận và phụ thuộc vào lợi nhuận. Theo ông "cái gọi là tiền lãi (lợi tức của tiền cho

vay) thường tăng theo cùng một tý lệ tăng với phần sản phẩm làm ra từ bàn tay lao động”. Khi lợí nhuận giảm thì lãi suất cũng bị giảm theo.

+ Lý luận về địa tô

Trước hết. A.Smith đã thấy được địa tô và lợi nhuận đều cùng chung một nguồn gốc. chúng đều là những "khoản khấu trừ trong sản phẩm lao động". Nếu địa tơ là khoản khấu trừ thứ nhất thì lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Đinh Thị Thu Thủy (Chủ biên) (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)