II. Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN KINH TẾ
b. Học thuyết kinh tế của D.Ricardo (1772 1823)
* Tiểu sử, tác phẩm vù phương pháp luận của D. Ricardo
D. Ricardo sinh ra trong một gia đình giàu có, làm nghề mơi giới ở thị trường chứng khốn Ln Đơn. Năm 1784, ông được gửi sang học ở Amstecdam, sau đó trở về Anh, tham gia
kinh doanh trên thị trường chứng khoán và trờ thành một trong những người giàu nhất nước Anh lúc đó.
Năm 1797 ơng tiếp tục học tập và nghiên cứu toán học. vật lý học và một số môn khoa học khác. Năm 35 tuổi, ông mới bắt đầu nghiên cứu kinh tế. Nãm 1809 ông viết tác phẩm "Giá cả cao của vàng thoi là bằng chứng của sự giảm giá ngân phiếu". Đây là tác phấm có tiếng vang lớn trong xã hội đương thời. Nãm 1815. D. Ricardo đã xuất bản tác phẩm "Bàn về giá cả lúa mì". Trong cuốn sách này ông đã đưa ra những luận giải nhằm xố bỏ thuế quan về lúa mì và phê phán gay gắt những luật lệ bảo vệ lợi ích cho giai cấp địa chủ.
Năm 1817 ông đã công bố tác phẩm nổi tiếng "Những nguyên lý cơ bản của khoa kinh tế chính trị và thuế khố". Nhờ tác phẩm này. ông được đánh giá là người đã kết thúc trường phái kinh tế chính trị tư sản cố điển ớ nước Anh.
D. Ricardo sống trong thời kỳ kết thúc cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, đại công nghiệp cơ khí ra đời. nền kinh tê' tư bản chủ nghĩa đã bước sang giai đoạn trưởng thành, nhũng thuộc tính vốn có của nó cũng đã bắt đầu dần bộc lộ ra rõ ràng. Điều này đã giúp D. Ricardo có những thành cơng vượt xa hơn hẳn những người đi trước ơng. Ơng là người kế tục xuất sắc sự nghiệp của A.Smith, và là nhà tư tưởng của thời kỳ đại cơng nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa.
Thế giới quan của D. Ricardo là chủ nghĩa duy vật có tính máy móc. Ơng coi q trình phát triển kinh tế là khách quan, có tính quy luật.
về phương pháp luận, ông đã sử dụng phương pháp trừu tượng hoá một cách phổ biến để nghiên cứu chủ nghĩa tư bản ớ dạng thuần tuý của nó. Học thuyết kinh tê' của ơng được trình bày theo một logic chặt chẽ. nhất quán. Tuy vậy, việc phân tích những phạm trù kinh tê' cịn nghiêng về mặt lượng, tính phi lịch sử trong quan điểm kinh tê' cùa ông thê’ hiện tương đối rõ.
* Các lý luận kinh tê chủ vêỉi ciia D. Ricưrdo
- Lý luận giá trị - lao động
Lý luận giá trị là điểm xuất phát nhưng lại chiếm vị trí trung tâm trong tồn bộ học thuyết kinh tê' của D. Ricardo.
Ơng đã phê phán, kê' thừa và phát triển tư tướng giá trị của A.Smith. Xem xét quan điểm giá trị của A.Smith. ông đã vạch ra rằng A. Smith đã sai lầm. khi định nghía giá trị là do các bộ phận của thu nhập tạo thành. Ông đã phát triển quan điểm đúng đắn về giá trị của A.Smith và định nghĩa giá trị hàng hoá là số lượng lao động tương đối. cán thiết đê sản xuất hàng hoá quyết định.
Cũng giống như A.Smith. ông đã phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông khẳng định: "Tính hữu ích khơng phải là thước đo giá trị trao đổi. mặc dầu nó rất cần thiết cho giá trị này". Theo ông. giá trị trao đổi do hai yếu tô' sau đây qui định: Một là, số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra chúng; và hai là, tính khan hiếm của nó. Tuy nhiên, những hàng hố hiếm có như những pho tượng cổ, những bức tranh do những danh hoạ nổi tiếng vẽ... chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tồn bộ hàng hố. Vì thế, giá trị
của hàng hố chủ yếu là do lao động của người sản xuất quyết định.
Về cơ cấu giá trị, ơng cho rầng nó bao gồm hai yếu tố: lao động sống, hoặc lao động trực tiếp chi phí vào việc sản xuất hàng hố và lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra cơng cụ lao động, nhà xưởng. Ơng cũng đề cập đến lao động giản đơn và lao động phức tạp, nhưng chưa lí giải được sự qui đổi lao động phức tạp thành lao động giản đơn. Ông đã đề cập đến hao phí lao động xã hội cần thiết, nhưng lại xác định nó ở điều kiện sản xuất xấu nhất của xã hội.
Ông đã phân biệt giá trị với của cải. Giá trị khơng phụ thuộc vào tình hình có nhiều hay ít của của cải mà phụ thuộc vào tình hình sản xuất khó khăn hay thuận lợi. Cũng như w. Petty, ông cũng thấy được mối quan hệ giữa năng suất lao động và giá trị của hàng hố. Theo ơng, giá trị hàng hố sẽ giảm xuống khi năng suất lao động tãng lên.
Về giá cả hàng hố. ơng đã hiểu và phân biệt được giá cả thị trường và giá cả tự nhiên. Giá cả tự nhiên phản ánh giá trị của hàng hố, cịn giá cả thị trường thì chịu tác động của quan hệ cung cầu. Ơng cịn giải thích giá cả tự nhiên không phải là giá cả thông thường, mà là giá cả cần thiết đế thường xuyên thoả mãn được lượng cầu với một lợi nhuận thơng thường. Lí luận giá trị của D. Ricardo đã có những thành cơng lớn, nhưng bên cạnh đó cũng cịn một số hạn chế nhất định như: coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, coi sản xuất hàng hoá giản đơn và sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa là một, nên khi phân tích sự biểu hiện của giá trị
trong điều kiện tư bản chủ nghĩa ông đã vấp phải những trớ ngại, khó khãn.
- Lí luận về tiền tệ:
Lí thuyết tiền tệ là khâu yếu nhất trong học thuyết kinh tế của D. Ricardo. Nó mang tính hai mặt: một mặt D. Ricardo đã đứng trên nguyên lý giá trị do lao động tạo nèn. đê’ giải thích vấn đề tiền tệ; mặt khác, ơng lại căn cứ vào lập trường của thuyết số lượng tiền tệ để xem xét nó.
Mặt thứ nhất, theo D. Ricardo, giá trị của tiền tệ là giá trị của vật liệu làm ra tiền quyết định. Giá’trị của vàng và bạc cũng giống như giá trị của hàng hố khác, tí lệ với số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra nó. Ơng ủng hộ qui luật lưu thơng tiền tệ của w. Petty và A. Smith.
Mặt thứ hai, ông đã đi theo lập trường của thuyết "số lượng tiền tệ" để giải thích tiền tệ. Theo thuyết này. giá trị của liền tệ phụ thuộc vào số lượng của nó. Nếu số lượng liền càng nhiều, thì giá trị của tiền càng ít và ngược lại, tiền giấy khơng có giá trị nội tại.
Ơng dã nhầm lẫn giữa qui luật lưu thông tiền giấy và qui luật lui' thơng tiền vàng. Mục đích của Đ. Ricardo là muốn dùng thuyết "số lượng tiền tệ" đế giải thích mối quan hệ giữa vàng, xuất nhập khẩu hàng hoá và giá cả hàng hố. Theo ơng. nếu trong một quốc gia nào đó thừa vàng thì dẫn đến giá cả hàng hoá tăng và hàng hoá nhập khẩu vào sẽ được lợi. Nhưng nếu thiếu vàng (vàng được dùng để bù đắp cho thiếu hụt trong bảng cân đối thương mại), thì số lượng vàng trong nước sẽ giảm, giá cả hàng hố giảm, hàng hố
nhập khẩu khơng có lợi và sẽ tự hạn chế số lượng. Từ những điều này, ông kết luận tự do thương mại giữa các nước là có lợi.
Mặc dù D. Ricardo đã đưa ra nhiều luận điểm khoa học về tiền tệ, nhưng ơng cũng có nhiều sai lầm khi lí giải vấn đề này. Cũng như những người thuộc trường phái kinh tế chính trị tư sán cổ điển, ơng chưa hiểu được bán chất đích thực và chưa nêu được đầy đủ các chức năng của tiền tệ.
- Lí luận thu nhập:
D. Ricardo đã kế thừa và phát triển những quan điểm đúng đắn về thu nhập của A. Smith, đồng thời đã xây dựng lí luận này trên cơ sở ngun lí giá trị do lao động tạo nên. Ơng thấy được mối quan hệ đối kháng giữa tiền lương và lợi nhuận: tiền lương hạ xuống thì lợi nhuận tăng lên và ngược lại khi liền lương giảm thì lợi nhuận tăng và dẫn đến tích luỹ tư bản và dân số tăng lên, làm cho địa tô tăng lên. Ông đã chi ra những nhân tố ảnh hưởng đến tiền công, lợi nhuận, địa tô là: độ màu mỡ của đất đai. mức độ tích luỹ tư bản. tốc độ tăng dân số, trình độ phát triển của cơng cụ lao động và trình độ chun mơn, tay nghề của người lao động.
- Lí luận về tiền lương:
D. Ricardo coi tiền lương là giá cả của lao động. Lao động này "cũng có giá cả tự nhiên và giá cả thị trường của nó. Giá cả tự nhiên của lao động là giá cả cần thiết để cơng nhân có thể sống và tiếp tục được nịi giống của họ". Theo ông, giá cả tự nhiên sẽ tăng lên khi giá cả lương thực và các tư liệu sinh hoạt cần thiết tăng lên, và nó sẽ hạ xuống khi
giá cả của lương thực hạ xuống. Cùng với tiến bộ của xã hội, giá cả tự nhiên của lao động có khuynh hướng tăng lên vì lúa mì đắt hơn so với trước. Nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử. truyền thống dân tộc. Còn giá cả thị trường của lao động là tiền lương, nó phụ thuộc vào cung cầu vì "lao động đắt khi nào nó hiếm và rẻ khi có nhiều". Nhưng nó sẽ lên xuống dựa vào giá cả tự nhiên của lao động.
Ông coi tiền lương là giá cii của tư liệu sinh hoạt ở mức tối thiểu về sinh lí. Theo ơng, đây là qui luật tự nhiên, có trong mọi xã hội. Sự lên xuống của tiền lương phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất đai và tốc độ tãng dân số. Ông chi ra ràng nhà nước không cần can thiệp vào thị trường lao động và phê phán sự giúp đỡ người nghèo.
Nhìn chung, lí luận tiền lương của D. Ricardo đã có những thành cơng nhất định, nhưng vẫn cịn một số hạn chế như: coi tiền lương là giá cả của lao động, coi tiền lương là giá cả của tư liệu sinh hoạt tối thiểu về sinh lí. coi q trình tàng tự nhiên của dân số có tác dụng quyết định trong việc điều tiết tiền lương.
- Lí luận về lợi nhuận:
D. Ricardo khơng trình bày có hệ thống vấn đề lợi nhuận, nhưng đã có cách giải thích tương đối đúng đắn về lợi nhuận. Ông coi lợi nhuận là kết quả lao động của công nhân, là phần giá trị do công nhân tạo ra nhưng không được trá cơng.
Ơng đã đề cập đến tỉ suất lợi nhuận chung: "lợi nhuận của những tư bản đầu tư vào các ngành khác nhau có một tỉ
lệ nhất định so với nhau, và có khuynh hướng thay đổi theo một mức như nhau và một lượng như nhau". Ông đã nhận thấy xu hướng giảm sút của tỉ Suất lợi nhuận và giải thích nguyên nhân của sự giảm sút là do sự thay đổi trong thu nhập giữa 3 giai cấp: địa chủ, cơng nhân và nhà tư bản. Ơng cho rằng. Do qui luật màu rnỡ đất đai ngày càng giảm, giá cả nông phẩm tăng lên làm cho tiền công, địa tơ tâng, cịn lợi nhuận không tăng. Theo ông. tăng lương sẽ ảnh hướng hạn chê' đến tích luỹ tư bản và sẽ làm cho tỉ suất lợi nhuận giảm xuống.
Lí luận lợi nhuận của D. Ricardo đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên ông cũng vấp phải một số hạn chế. sai lầm. Ông chưa phân biệt được lợi nhuận và giá trị thặng dư, tỉ suất lợi nhuận và tỉ suất giá trị thặng dư. đã giải thích lợi nhuận dựa vào năng suất lao động, cho đó là qui luật vĩnh viễn của mọi nền sản xuất.
- Lí luận về địa tơ:
D. Ricardo xuất phát từ lí luận giá trị để giải thích địa tơ. Theo ơng, địa tơ là một bộ phận của sản phẩm lao động, là một phần giá trị do lao động tạo ra, là một hình thức phái sinh của lợi nhuận, là kết quả của phân phối lại. Địa tô không phải là bộ phận cấu thành trong giá trị của hàng hố. Khơng phải địa tơ làm giá lúa mì cao, mà ngược lại.
D. Ricardo quan niệm địa tô là phần "sản phẩm của đất đai được trả cho địa chủ về việc sử dụng những lực lượng đầu tiên và chưa bị phá hoại của đất đai". Ơng đã gắn địa tơ với độc quyền chiếm hữu ruộng đất. Ơng khẳng định có địa
tơ là vì "số lượng đất đai khơng phải là vô hạn, và chất lượng của đất đai khơng phải giống nhau; dân số càng tăng, thì người ta sẽ canh tác những đất đai xấu hơn hay có vị trí ít thuận lợi hơn. Cùng với sự phát triển của xã hội, khi người ta bắt đầu canh tác những đất đai có độ màu mỡ loại hai, thì địa tơ sẽ xuất hiện ngay tức khắc trên đất đai loại một. và đại lượng của địa tơ đó sẽ tuỳ thuộc vào sự khác nhau về chất lượng của hai khoảnh đất đó".
Ơng nhận thấy, nếu tăng liên tục chi phí về tư bản thì năng suất sẽ ngày càng giảm. Theo ông. "địa tô bao giờ cũng phát sinh từ chỗ: việc đầu tư một lượng lao động phụ thêm sẽ đem lại một thu nhập ít hơn theo tỉ lệ". Mặt khác, do thiếu lúa mì nên phải canh tác trên những ruộng đất xấu nhất. Do đó. giá cả nơng sản sẽ được quyết định bới giá trị nông sản được sán xuất trên ruộng đất xấu. Vì vậy, những mảnh đất tốt hơn sẽ phải trả địa tô.
Theo D. Ricardo, địa tô tăng cao thì bao giờ cũng phù hợp với lợi ích của địa chủ. còn người tiêu dùng và nhà tư bản sẽ bị thiệt hại. Ớ đây. ông đứng về phía nhà tư bản để ủng hộ lợi ích của giai cấp tư sản và chống lại lợi ích của giai cấp địa chủ. Ơng cho địa tơ là biểu tượng sự bần cùng của xã hội.
Ông cũng đã phân biệt sự khác nhau giữa địa tô và tiền tơ. Vì tiền tơ bao gồm cả địa tơ và lợi nhuận của tư bản đầu tư vào ruộng đất.
Như vậy, trong lí luận địa tơ, D. Ricardo đã có những cơng lao rất lớn, nhưng bên cạnh đó cũng cịn có nhiều hạn
chế: chỉ thấy địa tơ chênh lệch 1, gắn địa tô với qui luật độ màu mỡ đất đai ngày càng giảm, khơng phân tích địa tơ chênh lệch 2.
- Lí luận về tư bản:
D. Ricardo cho rằng tư bản gồm hai yếu tố: tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Theo ông, tư bản là bộ phận tài sản không dùng vào tiêu dùng cá nhân mà dùng để tiếp tục sản xuất; mặt khác, nó là tiền "đài thọ cho lao động". Ông đã đưa ra quan điểm: tư bán là bộ phận của cải trong nước được dùng vào việc sản xuất bao gồm thức ăn. đồ mặc. các công cụ, máy móc. nhà xướng... Ơng gọi bộ phận tư bản úng trước đê’ mua công cụ lao động, nhà xướng là tư bản cố định và bộ phận còn lại là tư bản lưu động. Ông đã căn cứ vào thuộc tính tự nhiên, thời gian tồn tại, tốc độ hao mịn của tư bản để phân chia nó thành hai bộ phận nói trèn.
Như vậy, ơng đã nhầm lẫn giữa tư bản cố định, tư bản lưu động với tư bản bất biến và tư bản khả biến, đồng thời sai lầm của ơng là đã khơng tính đến bộ phận tư bản dưới hình thái nguyên vật liệu.
- Lí luận về thực hiện sản phẩm xã hội:
Theo D. Ricardo, kinh tế tư bản chủ nghĩa có sự tiến bộ tuyệt đối, nó phát triển vì mục đích duy nhất là lợi nhuận, lợi nhuận cao là nhân tố làm tăng tích luỹ tư bản. tăng về cầu lao động, tăng tiền lương, tăng thu nhập, tăng sức mua và tiêu dùng nên khơng thể có sản xuất thừa. Vì óng cho rằng lượng cầu thường là có khả năng thanh tốn, và nó được tăng thêm bằng lượng cung hàng hoá và “sản phẩm
bao giờ cũng được mua bằng sản phẩm hay bằng những sự phục vụ”.
Mặt khác, D. Ricardo cũng thừa nhận ràng có khủng hoảng sản xuất thừa cá biệt “Một hàng hoá cá biệt nào đó